nhà đầu tƣ
Sử dụng thông tin kế toán như một công cụ hỗ trợ trong quản trị rủi ro
Cùng với sự phát triển và gia nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam, rủi ro và quản trị rủi ro tài chính ngày càng nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư cũng như các nhà kinh tế học bởi vì rủi ro vẫn luôn hiện diện trong mọi quyết định đầu tư hay giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp. Rủi ro có thể gây ra những thiệt hại về tài chính, nhưng cũng có thể đẩy doanh nghiệp vào tình trạng nợ nần chồng chất, thậm chí phá sản. Những nền kinh tế phát triển đã sử dụng các dịch vụ phái sinh như: Hợp đồng kỳ hạn (Forwards), Hợp đồng tương lai (Future), Hợp đồng quyền chọn (Options) và Hợp đồng hoán đổi (Swaps)… như là những công cụ phòng ngừa rủi ro có hiệu quả cho các doanh nghiệp. Ở Việt Nam, những công cụ này cũng đã bước đầu được các ngân hàng giới thiệu sản phẩm phái sinh đến các doanh nghiệp như là một công cụ để phòng ngừa những rủi ro liên quan đến sự thay đổi tỷ giá, lãi suất, gía cả hàng hoá hay sự thay đổi chính sách của nhà nước. Tuy nhiên thực tế cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2008 đã
chứng minh những công cụ quản trị rủi ro này chưa đủ sức phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra cho doanh nghiệp để tránh tình trạng phá sản. Lúc này người ta bàn nhiều về vai trò thông tin kế toán trong quản trị rủi ro. Các nhà quản trị cần sử dụng thêm thông tin kế toán để hổ trợ thêm cho quá trình nhận diện và quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp mình.
Định giá tài sản theo nhu cầu thực tế về thông tin kế toán
Như đã trình bày ở phần cơ sở lý luận, có sự kết hợp các cơ sở định giá khác nhau để xác định giá trị tài sản trình bày trên Báo cáo tài chính. Tuy nhiên điều này lại tạo nên thông tin khó hiểu và đôi khi không thích hợp đối với người sử dụng báo cáo tài chính. Sự khác biệt về giá trị của các loại tài sản trình bày trên Báo cáo tài chính dẫn đến kết quả là giá trị của tổng tài sản trên Báo cáo tài chính không phản ánh tổng giá trị tài sản theo giá gốc, cũng không phản ánh tổng giá trị tài sản theo giá thị trường.
“Có rất nhiều các nguyên tắc kế toán cũ được mở rộng hay không sử dụng do những yêu cầu mới, ví dụ như việc sử dụng ngày càng rộng rãi thông tin về giá trị hơp lý trong các Báo cáo tài chính”13. Việc áp dụng các cơ sở định giá tài sản theo giá trị hợp lý đang được nhiều quốc gia trong những năm gần đâycho thấy xu thế định giá tài sản trên Báo cáo tài chính đang hướng đến giá thị trường nhằm đáp ứng đầy đủ hơn yêu cầu thông tin của người sử dụng. Tính thích hợp của thông tin kế toán trong tiến trình ra quyết định được đánh giá thông qua sự tác động của các thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính đến quyết định kinh tế của các đối tượng sử dụng thông tin. Một trong những thông tin quan trọng nhất để đánh giá hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là khả năng thích ứng của doanh nghiệp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh và khả năng tồn tại của doanh nghiệp. Việc chọn lựa cơ sở định giá cho tất cả các tài sản là gía trị hợp lý có thể thực hiện kết hợp với việc trình bày giá gốc trong thuyết minh báo cáo tài chính sẽ nâng cao tính dễ hiểu của thông tin kế toán trên báo cáo tài chính đối với người sử dụng, đồng thời thông tin kế toán cung cấp sẽ thích hợp và đầy đủ hơn nhằm hổ trợ cho các quyết định kinh tế của các đối tượng sử dụng thông tin trong nền kinh tế thị trường.
13
KẾT LUẬN
Cuộc khủng hoảng xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân lớn do việc nhìn nhận chưa đúng vai trò của thông tin kế toán của các đối tượng nhà đầu tư, doanh nghiệp và chính phủ. Từ cuộc khủng hoảng này, chính phủ Mỹ cũng đã có những thay đổi trong tận gốc rễ về vai trò quản lý thông tin kế toán của Cục dự trữ liên bang FED và Uỷ ban chứng khoán và hối đoái SEC cũng như các doanh nghiệp Mỹ đã có những bài học về việc sử dụng thông tin kế toán trong việc kiểm soát rủi ro, ra quyết định kinh tế và nghĩa vụ cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng. Để tránh một cuộc khủng hoảng tương tự có thể xảy ra tại Việt Nam, chính phủ là đối tượng quan trọng trong vấn đề quản lý và kiểm soát thông tin kế toán của tất các thành phần kinh tế, đặc biệt là sự quản lý đối với các tổ chức kinh tế lớn mang tính đại diện và có sự ảnh hưởng lớn đến đến nền kinh tế. Để làm được việc này, thông tin kế toán cung cấp cho chính phủ phải mang tính kịp thời, đầy đủ và minh bạch để từ đó có những chính sách vĩ mô sát với tình hình thực tế và ngăn chặn kịp thời những dấu hiệu bất ổn từ nền kinh tế. Về phía doanh nghiệp cần nâng cao ý thức về vai trò thông tin kế toán trong việc cung cấp cho các đối tượng sử dụng bên ngoài cũng như việc doanh nghiệp sử dụng thông tin kế toán trong việc ra quyết định kinh tế. Thông tin kế toán do doanh nghiệp cung cấp phải thật sự hữu ích để các đối tượng sử dụng thông tin có thể sử dụng để ra quyết định. Những người sử dụng thông tin kế toán, đặc biệt là các nhà đầu tư cần trang bị cho mình những kiến thức về kế toán tài chính để có thể hiểu và phân tích thông tin, từ đó sử dụng hữu ích thông tin trong việc ra quyết định.
Trong nền kinh tế phát triển sâu rộng như hiện nay thì thông tin kế toán cần phải được đề cao về sự minh bạch và hữu ích. Điều này cần sự chung sức của nhiều đối tượng trong nền kinh tế trong đó quan trọng là tính dẩn dắt của chính phủ về những quy định và ràng buộc trong việc cung cấp và sử dụng thông tin kế toán.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. PGS.TS. Bùi Văn Dương, TS. Lê Ngọc Tánh, TS. Dương Thị Mai Hà Trâm, Ths. Đặng Ngọc Vàng, TS. Hà Xuân Thạch, Ths. Lý Bích Châu (2008), Giáo trình kế toán tài chính phần 1&5,nhà xuất bản Giao thông vận tải.
2. Thiều Thị Tâm, Nguyễn Việt Hưng, Phạm Qung Huy, Phan Đức Dũng (2008), Hệ thống thông tin kế toán, nhà xuất bản Thống kê.
3. PGS.TS Trần Ngọc Thơ, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang, PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt, TS. Nguyễn Thị Liên Hoa, TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, nhà xuất bản Thống kê.
4. TS. Vũ Hữu Đức (2007), Bài giảng tổng quan lý thuyết kế toán
5. TS.Vũ Hữu Đức (2007), Chuẩn mực chung, khuân mẩu lý thuyết của kế toán tài chính
6. TS.Nguyễn Thế Lộc (2007), Bài giảng Định giá trong kế toán
7. Ths.Lê Mạnh Hùng, “Nghiên cứu bản chất kế toán qua các khái niệm về kế toán”, trường ĐHKT TPHCM.
8. Song Hongbing (2008), Chiến tranh tiền tệ, Nhà xuất bản trẻ.
9. GS.Paul Krugman (2008), “Người cảnh báo khủng hoảng kinh tế Mỹ”,
Báo Tuổi trẻ,(số 41-08), 6-9.
10.GS. Trần Văn Thọ, PGS.Trần Lê Anh, “Khủng hoảng tài chính Mỹ và những ảnh hưởng, khủng hoảng hình thành như thế nào? ”Báo Thanh niên, (số 290), 19.
11.GS. Trần Văn Thọ, PGS.Trần Lê Anh, “Khủng hoảng tài chính Mỹ và những ảnh hưởng, khủng hoảng hình thành như thế nào? ”Báo Thanh niên, (số 290), 19S. Trần Văn Thọ, PGS.Trần Lê Anh, “ Khủng hoảng tài chính Mỹ và những ảnh hưởng, Giải cứu ”Báo Thanh niên, (số 291), 13.
12.GS. Trần Văn Thọ, PGS.Trần Lê Anh, “Khủng hoảng tài chính Mỹ và những ảnh hưởng, Ảnh hưởng đến kinh tề Châu Á và Việt Nam ”, Báo
Thanh niên, (số 293), 19.
13.TS.Vũ Quang Việt, Cục thống kê Liên hiệp Quốc, “Khủng hoảng kinh tế Mỹ, nguyên nhân, hậu quả và bài học cho Việt Nam”,
tapchithoidai.org.
Tiếng Anh
14.Jan R Williams, Susan F.Haka, Mark S.Bettner, Joseph V.Carcello (2008), Financial Accounting,McGrow-Hill International Edition. 15.J.David Spiceland, James F.Sepe (2007), Intermediate Accounting,
,McGrow-Hill International Edition 16.Wiley GAPP 2009
17.William A.Fleckenstein (2009), Greenspan’s Bubbles, ,McGrow-Hill International Edition
18.Paul Grugman, “Still Blowing Bubbles”, The New York Times, (208).
Các trang web chính 19.http://kiemtoan.com.vn 20.http://www.saga.vn 21.http://scc.gov.vn 22.http://www.tapchithoidai.org 23.http://www.tapchiketoan.info 24.http://tuoitre.com.vn 25.http://www.vneconomy.com.vn 26.http://www.webketoan.com 27.http://www.bbc.com 28.http://www.blog.weymouthdesign.com 29.http:// www.lehman.com 30.http://www.standford.com 31.http://www.scrib.com