Đặc điểm tự nhiên của huyện Đoan Hùng

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây ăn quả tại huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 35 - 44)

III. Thu nhập/ngƣời/tháng(1.000đ)

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Đoan Hùng

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Đoan Hùng là một huyện Trung Du miền núi, nằm ở phía Bắc của tỉnh Phú Thọ, là cửa ngõ của bốn tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, cách trung tâm thành phố Việt Trì 56 km về phía Tây Bắc. Phía Bắc giáp với huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái, huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang, Phía Nam giáp với huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp với huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang, phía Tây giáp với huyện Thanh Ba, Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ. Toạ độ địa lý của huyện nằm từ 21031’ đến 21043’ vĩ độ Bắc, 105006’ đến 105015’ kinh độ Đông [2].

Nằm ở vị trí này huyện Đoan Hùng có thế mạnh lớn về trồng cây ăn quả, đặc biệt là các cây ăn quả đặc sản nhƣ cây bƣởi, xoài, vải, bên cạnh đó việc thông thƣơng đƣờng bộ và đƣờng thuỷ với các tỉnh lân cận rất thuận lợi.

2.1.1.2. Địa hình

Với đặc trƣng của vùng chuyển tiếp từ miền Trung Du và miền đồi núi cao, huyện Đoan Hùng có tổng diện tích đất tự nhiên là 30.244,47 ha trong đó diện tích đất gò đồi chiếm phần lớn diện tích. Địa bàn huyện Đoan Hùng nằm trên trục quốc lộ 2 và quốc lộ 70, địa hình phức tạp, đồi núi xen kẽ các cánh đồng lầy thụt. Huyện có 27 xã và một thị trấn, gồm 14 dân tộc, trong đó dân tộc kinh chiếm phần lớn dân số trong vùng [22].

Địa hình của huyện khá phức tạp thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, độ dốc trung bình 30- 50, có nhiều cánh đồng chua, lầy thụt năm ở các khe độc, có chiều dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam là 31 km, Chiều rộng từ Đông sang

Tây là 14 km. Sự thay đổi độ cao của các vùng trong huyện thấp dần về phía sông Lô, sông Chảy, cụ thể địa hình đƣợc chia làm 3 tiểu vùng.

- Tiểu vùng I (tiểu vùng Thƣợng huyện) diện tích 12.347ha (bao gồm 9 xã: Bằng Luân, Minh Lƣơng, Bằng Doãn, Quế Lâm, Phúc Lai, Đông Khê, Tây Cốc, Ca Đình, Ngọc Quan) chiếm khoảng 41% tổng DTTN. Địa hình nơi đây có nhiều đồi núi cao, rừng tự nhiên suy kiệt, chủ yếu là rừng trồng, độ dốc trung bình 12o – 25o với dải gò đồi bát úp mấp mô có độ cao trung bình từ 50m đến 100m tạo nên khoảng giữa là các thung lũng nhỏ hẹp, thích hợp cho trồng rừng sản xuất, cây công nghiệp và cây ăn quả.

- Tiểu vùng II (tiểu vùng ven sông Lô, sông Chảy)có diện tích 10.800 ha, bao gồm 13 xã (Chí Đám, Vân Du, Hùng Quan, Nghinh Xuyên, Phƣơng Trung, Phong Phú, Thị trấn Đoan Hùng, Hữu Đô, Phú Thứ, Đại Nghĩa, Hùng Long, Sóc Đăng, Vụ Quan), chiếm 35,7% diện tích tự nhiên, là vùng chuyển tiếp có dạng núi thấp xen kẽ các dải đồng bằng hẹp ven sông Lô, sông Chảy. Đất vùng ven sông nên chủ yếu là đất phù sa cổ và một phần sình lầy, thích hợp cho trồng cây lƣơng thực, rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi và cây ăn quả.

- Tiểu vùng III (tiểu vùng Hạ huyện) diện tích có 7.097,47 ha, bao gồm 6 xã (Minh Phú, Chân Mộng, Vân Đồn, Tiêu Sơn, Yên Kiện, Minh Tiến), chiếm khoảng 23,5% tổng DTTN, dạng núi thấp, xen kẽ vùng đồi bát úp có nhiều cánh đồng dạng lòng chảo, có độ cao phổ biến từ 25 m đến 50 m, có ƣu thế về chăn nuôi, trồng cây công nghiệp dài ngày và cây nguyên liệu giấy cho nhà máy giấy Bãi Bằng.

Bảng 2.1. Đặc điểm địa hình của huyện theo dạng địa hình năm 2007

Dạng địa hình Diện tích (ha) Đặc điểm 1. Dạng thấp trũng 6.450

Chiếm khoảng 21,3% tổng DTTN, độ cao từ 13,5 m đến 25 m xen kẽ các dải đồi thấp phân bố không liên tục, có độ dốc từ 00 đến 80.

2. Dạng gò đồi 14.244,3

Chiếm 47 % tổng DTTN, gồm có gò đồi thấp với độ cao 30 m đến 50 m và đồi gò cao với độ cao 50 đến 100 m, độ dốc từ 120 – 250

3. Dạng núi thấp,

đồi cao 4.660

Chiếm 15,2 tổng DTTN, có độ cao từ 100m đến trên 200m, độ dốc lớn hơn 250.

2.1.1.3. Khí hậu – thuỷ văn

- Khí hậu

Đoan Hùng thuộc vùng Trung Du Bắc bộ, chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa mƣa lƣợng mƣa cao, cƣờng độ mạnh chiếm khoảng 90% lƣợng mƣa cả năm, trời nắng gắt đôi khi có những đợt lốc xoáy cục bộ và mƣa đá. Mùa khô ít mƣa, có gió mùa Đông Bắc thổi vào, trời rét, nhiệt độ thấp. Đặc biệt trong tháng 11,12 và tháng 1 độ ẩm không khí thấp, nắng hanh kèm theo sƣơng muối làm ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng và phát triển của một số loại cây trồng, gây thiệt hại cho sản xuất cây ăn quả.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí trung bình năm là 230C từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, các tháng lạnh nhất trong năm tập trung 58% xảy ra vào tháng 1; 20% - 30% tháng lạnh nhất tập trung vào tháng 12 và 14% tập trung vào tháng 2.

- Ẩm độ: Bình quân độ ẩm không khí hàng năm từ 84% - 86%, chênh lệch giữa các tháng không lớn từ (4%– 7%), tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 11 và tháng 12.

- Tổng lượng bốc hơi trung bình năm: là 1.176 mm thấp hơn lƣợng mƣa hàng năm, lớn nhất vào tháng 5 (89 mm) và nhỏ nhất vào tháng 3 (52,7 mm).

- Lượng mưa: Tổng lƣợng mƣa trung bbình năm là 1644 mm. Lƣợng mƣa của huyện Đoan Hùng phụ thuộc vào điều kiện địa hình và tiếp giáp với các vùng mƣa đầu nguồn nên huyện có lƣợng mƣa trung bình cao hơn tỉnh Phú Thọ, song mƣa có tính chất cƣờng độ và thời gian không đều.

- Thuỷ văn

Đoan Hùng là huyện có điều kiện thuận lợi trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản vì nguồn nƣớc do sông ngòi cung cấp cho rất lớn, tuy vậy vào mùa mƣa lũ đời sống nhân dân vùng này gặp phải rất nhiều khó khăn, toàn huyện có hai con sông lớn chảy qua và 28 ngòi bao gồm:

- Sông Chảy có chiều dài qua huyện khoảng 22 m bắt đầu từ vùng tiếp giáp Yên Bái là Đông Khê, Quế Lâm theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, qua các xã Phƣơng Trung, Nghinh Xuyên, Phong Phú, Hùng Quan, Thị trấn Đoan Hùng, Vân Du, Chí Đám và đổ vào sông Lô tại Mom Cầy (Ngọc Chúc – Chí Đám).

- Sông Lô từ Tuyên Quang chảy vào Đoan Hùng tại Chí Đám, Hữu Đô theo hƣớng Bắc Nam, chảy qua các xã: Thị trấn Đoan Hùng, Sóc Đăng, Đại Nghĩa, Hùng Long, Vụ Quan, Phú Thứ, chiều dài của sông qua huyện là 24 km. Hai con sông này có lƣợng phù sa thấp hơn sông Hồng, nƣớc chảy xiết, vào mùa mƣa lũ hợp lại gây nên những trận lụt lớn cho vùng, lƣu lƣợng 1.150 m/s.Vì vậy, công tác phòng hộ đê đƣợc các cấp chính quyền và nhân dân trong vùng rất coi trọng [2].

- Ngòi, với 28 ngòi (ngòi Lạp Xuyên, ngòi Quế Lâm, ngòi Sống, ngòi Ruỗn, ngòi Rằm…., ), cứ bình quân 3,36 km2 lƣu vực có 1 km ngòi dài tạo nên cho huyện một hệ thống tƣới tiêu phong phú, vừa để tiêu nƣớc khi mƣa lũ và đƣa nƣớc lên các xã vùng thƣợng huyện vào mùa khô.

Tóm lại, điều kiện khí hậu, thuỷ văn nói trên cho thấy ngoài gió và ngập úng vùng trũng là yếu tố ảnh hƣởng chính đến năng suất, sản lƣợng và phẩm chất cây trồng, nhìn chung các yếu tố khí tƣợng đều thích hợp về yêu cầu sinh lý phát triển của nhiều loại cây trồng, đặc biệt là phù hợp với cây ăn quả trong đó có cây bƣởi đặc sản phát triển rất mạnh.

Do vậy, cùng với sự thuận lợi về mặt khí hậu, thời tiết và giao thông đƣờng thuỷ, đƣờng bộ đòi hỏi phải tìm ra các giải pháp khai thác có hiệu quả các nguồn lực của huyện, hạn chế tối đa các điều kiện bất lợi, đƣa Đoan Hùng thành vùng chuyên sản xuất CĂQ hàng hoá đặc sản là yêu cầu bức thiết.

2.1.1.4. Thổ nhưỡng và các đặc điểm đất đai

Theo số liệu điều tra của Viện Nông hoá thổ nhƣỡng tháng 12/2002 [24] đất đai trên địa bàn huyện Đoan Hùng gồm có các nhóm đất chính sau:

- Đất phù sa ven sông: Loại đất này đƣợc bồi đắp phù sa hàng năm, độ phì khá, nghèo lân, bị úng ngập thƣờng xuyên, đất chua, phân bố tập trung chủ yếu ở các xã nằm ngoài hoặc ven sông trong đê vùng ven sông Lô, sông Chảy nhƣ: Vân Du, Hùng Quan, Sóc Đăng, Phong chung, Chí Đám…đất thích hợp với các loại cây nông nghiệp hàng năm và cây hoa màu hàng năm.

- Đất vùng trũng: Loại đất này tập trung ở đại hình các vùng trũng, ngập úng quanh năm, nghèo chất dinh dƣỡng, đất chua, có hàm lƣợng mùn cao, dễ tiêu, giây ở mức trung bính đến mạnh, yếm khí, phân bố ở hầu hết các xã trong

huyện nhƣ: Đông Khê, Yên Kiện, Vân Đồn, Chí Đám…đất này thích hợp với lúa một vụ chiêm.

- Đất tầng mỏng: Loại đất này không đƣợc bồi đắp hàng năm, tập trung ở nơi có địa hình trung bình hoặc thấp, tầng đất canh tác mỏng, mức độ giây xảy ra mạnh, hàm lƣợng mùn ở cấp độ nghèo, phân bố tập trung ở các vùng ven sông Lô, sông Chảy nhƣ: Hùng Quan, Vụ Quang, Phú Thứ và rải rác ở một số xã trong huyện thích hợp với các cây hoa màu ngắn ngày nhƣ: đậu, đỗ, khoai lang.

- Đất cát: Loại đất nay do bị rửa trôi, xói mòn nhiều nên độ phì kém, đất nghèo chất dinh dƣỡng, bị khô hạn, phân bố tập trung chủ yếu ở xã Chí Đám, thích hợp với các cây hoa màu (đậu, đỗ, khoai lang).

- Đất xám: Tầng dầy đất 50cm đến 70cm, đất ít kết vón đá ong, đất chua, nghèo lân, phân bố ở các địa hình trung bình và cao ở các xã trong huyện, thích hợp với các cây công nghiệp hàng năm, cây lâm nghiệp lâu năm, cây ăn quả…

- Đất đỏ: Loại đất này phân bố tập trung ở các xã thuộc tiểu vùng thƣợng huyện nhƣ: Tây Cốc, Bằng Luân, Bằng Doãn, Minh Long và rải rác một số xã vùng kinh tế thƣợng huyện nhƣ Tiêu Sơn, Minh Tiến trên nền độ cao trung bình từ 50m đến 100m, thích hợp với các cây công nghiệp, cây lâu năm.

- Về số lƣợng: huyện Đoan Hùng có 6 nhóm đất chính, trong đó có 3 nhóm chiếm diện tích lớn là nhóm đất xám có tỷ trọng lớn nhất chiếm 66,47% tổng diện tích đất tự nhiên, đất phù sa chiếm 13,66%, đất đỏ chiếm 5,2% tổng diện tích đất tự nhiên. Các loại đất này đều nằm trong vùng tiềm năng để phát triển sản xuất CĂQ (bảng 2.2).

- Về chất lƣợng: Qua các kết quả phân tích các thành phần hoá học trong đất của viện nông hoá thổ nhƣỡng, cho thấy đất đai của Đoan Hùng có các mức chất lƣợng trung bình chủ yếu chiếm 38,66% với 11.691,98 ha, còn lại là đất trung bình, khá, đất có chất lƣợng kém chỉ chiếm 2,78% với 841,107 ha. Về độ dốc chủ yếu trong khoảng 80 – 150, chiếm 53,25%.

Bảng 2.2. Tình hình đất đai của huyện năm 2007 (Theo số lượng và chất lượng đất đai)

Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Ghi chú 1. Theo số lƣợng Nhóm đất 30.244,47 100

- Đất phù sa 4.131,88 13,66 Số ít trồng CĂQ, và chủ yếu để cấy lúa.

- Đất glây 693,33 2,3

- Đất tầng mỏng 920,34 3,04

- Đất cát 55,81 0,18

- Đất xám 20.104,27 66,47 Có thể cải tạo để trồng CĂQ

- Đất đỏ 1.573,05 5,2 Loại đất này rất thích hợp để trồng CĂQ. - Sông, hồ, suối 2.765,79 9,15

2. Theo chất lƣợng đất đai Chất lƣợng đất

- Đất có chất lƣợng khá 5.707,93 18,87 Đất phù sa, đất đỏ

- Đất có chất lƣợng TB-Khá 5.157,073 17,05 Đất xám, điển hình: Sẫm màu, đỏ nâu - Đất có chất TB 11.691,98 38,66 Đất xám, loang lổ, kết von, đất glay - Đất có chất lƣợng TB-kém 4.080,59 13,49 Đất cát, đất glay, đất tầng mỏng - Đất có chất lƣợng kém 841,107 2,78 Đất glây, đất tầng mỏng

Độ dốc địa hình

- Độ dốc 0-80 5.817,92 19,24 Chủ yếu là đất phù sa, đất glay - Độ dốc 80-150 16.105,78 53,25 - Độ dốc 150-250 5.243,77 17,33 - Độ dốc >250 311,21 1,03 Chủ yếu thuộc nhóm đất tầng mỏng Độ dày tầng đất mịn - >100 cm 12.684,45 41,94 - 50 – 100 cm 12.253,08 40,51 - < 50 cm 5.306,94 17,55 Chủ yếu thuộc đất tầng mỏng

Qua việc xem xét số lƣợng và chất lƣợng đất của Đoan Hùng cho thấy, tiềm năng đất đai của huyện để CĂQ sinh trƣởng, phát triển tốt còn rất lớn, tuy vậy để sản xuất CĂQ đặc sản thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, các hộ phải biết thƣờng xuyên cải tạo đất, tăng độ phì của đất bằng cung cấp chất hữu cơ giàu dinh dƣỡng cho đất và sản xuất thâm canh, xen canh CĂQ với các cây trồng họ đậu, cây cải tạo đất.

2.1.1.5. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai

Năm 2007 tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Đoan Hùng là 30.244, 47 ha, trong đó đất nông nghiệp là 11.495,6 ha, chiếm 39,19%, diện tích đất lâm nghiệp là 13.432,21 chiếm 44,41%. Đây là hai nguồn đất quan trọng để phát triển mở rộng sản xuất trồng CĂQ, vì nguồn quỹ đất chƣa khai thác sử dụng của huyện còn không lớn 664,03 ha, chiếm 2,3% (bảng 2.3).

Năm 2006 và năm 2007 sự biến động về diện tích các loại đất không lớn, năm 2007 diện tích đất đã đƣa vào sử dụng là 27.887,58 ha, chiếm 92,21% tổng diện tích tự nhiên, tăng 0,1% so với năm 2006, còn lại 664,03 ha diện tích tự nhiên đất chƣa đƣa vào khai thác (chiếm 2,33%), giảm 0,12% so với năm 2006, trong đó đất chƣa sử dụng có khả năng sản xuất nông, lâm nghiệp là 380,27 ha, giảm 0,763% so với năm 2006.

Do vậy, Đoan Hùng là huyện có diện tích đất sử dụng không lớn, muốn phát triển diện tích trồng CĂQ thì ngƣời dân phải khai thác chủ yếu từ quỹ đất nông, lâm nghiệp hiện có thông qua việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất chiếm 44,41%, chủ yếu là rừng trồng sản xuất, đất nông nghiệp chiếm trên 39%. Tiềm năng đất nông, lâm nghiệp rất lớn, chiếm trên 87% tổng quỹ đất của huyện, so với năm 2006, năm 2007 diện tích đất nông lâm nghiệp giảm 5,8 ha do chuyển sang đất chuyên dùng (đất giao thông, đất ở).

40

Bảng 2.3. Tình hình đất đai và sử dụng đất đai của huyện năm 2005 – 2007 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 D.Tích (ha) C. cấu (%) D.Tích (ha) C.cấu (%) D.Tích (ha) C.cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 30.244,47 100 30.244,47 100 30.244.47 100 1. Đất nông nghiệp 11523,89 38,10 11604,47 39,44 11495,6 39,19 - Cây hàng năm 7213,8 23,85 7029,03 23,24 6948.76 22.98 - Cây lâu năm 4310,09 14,25 4555,24 15,06 4541,7 15,02 Trong đó:-Trồng cây ăn quả 1874,9 6,20 2,008,30 6,64 2,190,60 7,243 - Đất vƣờn tạp 2744 9,07 2609,41 8,628 2535,66 8,384 2. Đất có mặt nước NTTS 297,7 0,98 323,3 1,069 356,9 1,18 3. Đất lâm nghiệp 13486,9 44,59 13.399,19 44,3 13432,21 44,41 - Rừng tự nhiên 662,1 2,19 570,46 1,886 474,78 1,57 - Rừng trồng 12828,8 42,42 12.828,73 42,42 12957,43 42,84 4. Đất chuyên dùng 2260,09 7,47 2.277,02 7,529 2320,82 7,674 5. Đất ở 588,38 1,95 636,36 2,104 639,76 2,115 trong đó: Đất ở nông thôn 613,56 2,03 619,42 2,048 622,5 2,058

6. Đất chưa sử dụng 733,7 2,43 669,83 2,215 664,03 2,196 Tong đó: Đất đồi núi có khả năng

sản xuất NLN 643,87 2,13 610,8 2,02 380,27 1,257

7. Đất Mặt nước, sông suối 1353,81 4,48 1.333,81 4,41 1.334,66 4,413 8. Đất phi n.nghiệp khác 0 0 0,49 0,002 0,49 0,002 9. Một số chỉ tiêu BQ - BQ DTTN/Ngƣời (km2) 0,2807 0,280681 0,2806 0,28066 - BQ DTNN/Ngƣời (km2) 0,107 0,1077 0,1067 0,10713 - BQ lƣơng thực/ngƣời ( kg)/năm 418,9 407,7 403,98 410,19 - GTSX Nông nghiệp/ha DTCT (trđ) theo giá CĐ 1994 16,711 17,82 18,868 17,8

10,33% 2,33%

87,31%

Đồ thị 2.1. Cơ cấu đất đai của huyện năm 2005 - 2007

Diện tích đất nông nghiệp tăng giảm không đều, năm 2007 diện tích đất

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây ăn quả tại huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)