Giải pháp mở rộng diện tích, thâm canh tăng năng suất và sản lƣợng

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây ăn quả tại huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 95 - 102)

III. Thu nhập/ngƣời/tháng(1.000đ)

3.2.2. Giải pháp mở rộng diện tích, thâm canh tăng năng suất và sản lƣợng

CĂQ của huyện Đoan Hùng

3.2.2.1. Giải pháp về quy hoạch vùng sản xuất cây ăn quả của huyện

Căn cứ vào các điều kiện sinh thái thích hợp, khả năng tiêu thụ của thị trƣờng trong và ngoài tỉnh, điều kiện hạ tầng cơ sở, hiện trạng sản xuất, lao động, quỹ đất có khả năng phát triển cây ăn quả.

Quy hoạch, cải tạo diện tích đất vƣờn tạp hiện hộ gia đình đang quản lý. Đồng thời chuyển mục đích sử dụng đất từ một phần đất lâm nghiệp (ven đồi có độ dốc nhỏ hơn 150), từ đất trồng cây cọ kém hiệu quả, chuyển từ đất màu cao hạn kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả. Bên cạnh đó, khuyến khích nông dân dồn đổi, chuyển nhƣợng để tập trung ruộng đất tạo vùng sản xuất hàng hoá về cây ăn quả. Trong thời gian tới việc bố trí các loại cây trồng trên phạm vi toàn huyện dự kiến quy hoạch diện tích cây ăn quả Đoan Hùng đến năm 2010.

Bảng 3.1. Dự kiến diện tích, năng suất, sản lƣợng và giá trị sản lƣợng cây ăn quả của huyện đến năm 2010

TT Chủng loại cây DT (ha) DT cho SP (ha) (tạ/ha) NS (1000tấn) SL (Tr.đ/tấn) Đơn giá GTSL (Tr.đ)

1 Bƣởi các loại 1900 950 66 6,27 8,5 53.295 2 Vải 750 500 90 4,5 6,5 29.250 3 Xoài 200 100 70 0,7 2,5 1.750 4 Dứa 200 100 60 0,6 3,5 2.100 5 Nhãn 500 300 80 2,4 5,5 13.200 6 Chuối 500 500 75 3,75 4 15.000 7 CĂQ khác 300 100 85 0,85 5 4.250 Cộng 4.350 2.550 19,07 35,5 118.845

Nguồn: Phương án tác giả xây dựng

Diện tích trồng cây ăn quả trong toàn huyện năm 2010 đạt 4.350 ha, tăng so với năm 2007 (có diện tích 2.190,3 ha) gần gấp hai lần (tốc độ tăng bình quân hàng năm 32,87%/năm), trong đó cây bƣởi có tốc độ tăng nhanh mỗi năm khoảng 150 ha bƣởi đƣợc trồng mới, đứng thứ hai sau cây bƣởi là cây vải cũng đƣợc ƣu tiên phát triển sản xuất từ hiện tại năm 2007 có trên 289 ha đến năm 2010 phấn đấu phải đạt đƣợc diện tích 750 ha. Còn lại một số loại cây ăn quả khác nhƣ nhãn, dứa, chuối đƣợc điều chỉnh cơ cấu diện tích cho phù hợp, nhìn chung không gia tăng diện tích mà còn có xu hƣớng giảm dần.

Sản lƣợng quả đến 2010 toàn tỉnh đạt 17,05 nghìn tấn, đem lại giá trị sản xuất cho toàn vùng là 118.845 triệu đồng. Nhóm cây chủ lực có diện tích 2.650 ha chiếm 60,92%, giá trị thu đƣợc là 84.295 triệu đồng (chiếm 70,93% tổng giá trị sản xuất thu đƣợc).

Bảng 3.2. Dự kiến diện tích, năng suất, sản lƣợng và giá trị sản lƣợng cây ăn quả của huyện đến năm 2015

TT Chủng loại cây DT (ha) DT cho SP (ha) NS (tạ/ha) SL (1000tấn) Đơn giá (Tr.đ/tấn) GTSL (Tr.đ) 1 Bƣởi các loại 2650 1950 85 16,6 9,5 157.462,5 2 Vải 1600 1100 92 10,1 6,5 65.780 3 Xoài 300 300 75 2,3 2,5 5.625 4 Dứa 500 420 65 2,7 3,5 9.555 5 Nhãn 500 450 75 3,4 5,5 18.562,5 6 Chuối 500 400 90 3,6 4 14.400 7 CAQ khác 300 200 75 1,5 4,5 6.750 Cộng 6.050 4.820 38,2 278.135

Nguồn: Phương án tác giả xây dựng

Diện tích trồng cây ăn quả trong toàn huyện đến năm 2015 phấn đấu đạt 6050 ha tăng so với năm 2007 là 3.859,7 ha (tốc độ tăng trung bình khoảng 22%/năm), giá trị sản xuất thu đƣợc là 278.135 triệu đồng. Cây có tốc độ tăng diện tích nhanh, so với năm 2007, cây bƣởi các loại tăng 1.196 ha, vải tăng 1.310,7 ha.

- Mở rộng diện tích bưởi trái vụ

Cây bƣởi là cây có yếu tố mùa vụ cao, cây bƣởi có thể cho sản phẩm trái vụ thậm chí là quanh năm, vì vậy biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây bƣởi bằng cách mở rộng diện tích bƣởi trái vụ.

Quá trình sản xuất quả cũng nhƣ các cây trồng khác, tính chất mùa vụ đƣợc thể hiện khá rõ nét, ở mỗi vụ khác nhau cho năng suất khác nhau và tƣơng ứng với năng suất đó là các mức đầu tƣ chi phí cho sản xuất cũng khác nhau:

Cây bƣởi trái vụ đòi hỏi chi phí đầu tƣ cao hơn mà năng suất lại không cao, tuy vậy sản phẩm trái vụ lại bán đƣợc giá cao thậm chí gấp hai lần so với giá bán lúc đang vào vụ.

Bảng 3.3. Dự kiến mức đầu tƣ thâm canh cho 1 ha bƣởi trái vụ của huyện

(Cây bưởi 15 tuổi)

Diễn giải Trái vụ Chính vụ Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%) Tổng chi phí 25.527,0 100,00 20.438,0 100,00

1. Tổng chi phí trung gian 11577,0 45,35 8138,0 39,82

- Phân hữu cơ 5001,0 19,59 3501,0 17,13

- Đạm urê 3170,0 12,42 2170,0 10,62

- Phân lân Supe 1411,1 5,53 1171,1 5,73

- Phân kali sulphat 791,0 3,10 516 2,52

- Thuốc BVTV 593,6 2,33 296,6 1,45

- Chi khác 610,3 2,39 483,3 2,36

2. Công lao động 12450,0 48,77 10800,0 52,84

3. Khấu hao 1500 5,88 1500,0 7,34

Nguồn: Phương án tác giả xây dựng

Tổng chi phí đầu tƣ lúc chính vụ là 20.438 nghìn đồng/ha, nhƣng đầu tƣ trái vụ là 25.527 nghìn đồng, điều này cho thấy vào chính vụ yêu cầu chi phí và lao động thấp hơn nhiều so với trái vụ (bảng 3.3).

Chi phí trung gian trong chính vụ là 8.138 nghìn đồng/ha, đầu tƣ trái vụ là 11.577 nghìn đồng, tăng 3.439 nghìn đồng, trong đó chi phí về phân bón và thuốc BVTV chênh lệch nhau đáng kể. Chi phí về phân hữu cơ lúc trái vụ là 5001nghìn đồng cao hơn vào chính vụ là 1.500 nghìn đồng. Trong thực tế các hộ nông dân chăm bón cây về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu từng loại phân chƣa theo đúng tiêu chuẩn quy định mà mới đạt khoảng 70% yêu cầu chất lƣợng. Cụ thể là phân chuồng chƣa hoai đã đem bón gốc cây, đây chính là nơi ủ mầm bệnh cho cây, làm cho tỷ lệ sâu bệnh tăng cao. Các hộ làm vƣờn chƣa quan tâm đến vƣờn cây và không phun thuốc BVTV định kỳ 1 tháng 1 lần cho vƣờn cây, đến khi phát hiện có sâu bệnh mới tiến hành phun thuốc BVTV làm giảm khả năng chống chịu sâu bệnh của cây.

- Kết quả và hiệu quả sản xuất bưởi theo yếu tố mùa vụ

Mỗi mùa mỗi thứ quả riêng đó là quy luật sinh trƣởng và phát triển của từng loài cây. mỗi vụ lại cho một năng suất và chất lƣợng sản phẩm quả khác nhau, giá tiêu thụ quả cũng khác nhau. Khi nghiên cứu cây bƣởi trái vụ cho thấy năng suất trái vụ thu đƣợc thấp hơn nhiều khi chính vụ. Điều này đúng với quy luật cung cầu và khan hiếm hàng hoá, khi cung ứng ít mà nhu cầu cao hoặc ổn định sẽ đẩy giá hàng hoá lên cao. Năng suất cây bƣởi 15 tuổi vào chính vụ là 6,5 tấn/ha cao gấp hơn 1,6 lần khi trái vụ (năng suất quả còn khoảng 4 tấn/ha). Trong khi đó giá bán sản phẩm quả bình quân lúc chính vụ là 12.000đ/kg thấp hơn 2,5 lần giá bƣởi lúc trái vụ (giá bán bƣởi khi trái vụ là 30.000đ/kg).

Xảy ra tình trạng này vì vào chính vụ (khoảng tháng 7, tháng 8 âm lịch), lƣợng bƣởi quả cung cấp ra thị trƣờng ồ ạt, làm cho bƣởi Đoan Hùng phải cạnh tranh với các vùng khác nên giá bán không cao, mặt khác vào chính vụ là điều kiện thuận lợi cho cây bƣởi sinh trƣởng và đậu quả với khối lƣợng lớn quả đƣa ra thị trƣờng một cách ồ ạt. Nên khả năng cung cấp bƣởi trên thị trƣờng cao hơn mức cầu. Lúc trái vụ, cây bƣởi gặp phải điều kiện thời tiết xấu nên năng suất bƣởi rất kém, chỉ một số hộ có điều kiện thâm canh cao, dám mạo hiểm và có hiểu biết về kỹ thuật mới sản xuất bƣởi trái vụ. Do đó lƣợng cung ra thị trƣờng bị hạn chế, khan hiếm, chƣa đáp ứng lƣợng cầu trên thị trƣờng, từ đó đẩy giá bƣởi quả lên cao.

Tổng giá trị sản xuất của bƣởi chính vụ là 78 triệu đồng/ha, bƣởi trái vụ là 120 triệu đồng/ha cao gấp 1,54 lần so với chính vụ (bảng 3.4).

Xác định các yếu tố làm thay đổi kết quả và hiệu quả sản xuất bƣởi chính vụ và trái vụ bằng phƣơng pháp thay thế liên hoàn để xác định sự ảnh hƣởng của các yếu tố năng suất và giá bán.

- Để xác định ảnh hƣởng của nhân tố năng suất bƣởi trái vụ đến giá trị sản xuất chúng tôi cố định nhân tố giá bán chính vụ:

Kết quả có đƣợc là (4000x12000) – (6500x12000) = - 30.000.000 (đồng) Năng suất bƣởi trái vụ giảm làm giá trị sản xuất giảm 30 triệu đồng.

- Để xác định ảnh hƣởng của nhân tố giá bán bƣởi trái vụ đến giá trị sản xuất, chúng tôi cố định năng suất bƣởi trái vụ

Kết quả thu đƣợc là: (4000x30000) – (4000x12000) = +72.000.000 (đồng) Giá bán bƣởi trái vụ tăng làm cho giá trị sản xuất tăng lên 72 triệu đồng.

Sự tác động tổng hợp của hai yếu tố năng suất và giá bán thay đổi sẽ làm cho giá trị sản xuất thay đổi là: -30.000.000 + 72.000.000 = 42.000.000 (đồng)

Do vậy, giá trị sản xuất bƣởi trái vụ tăng lên 42 triệu đồng là do giá bán bƣởi trái vụ tăng lên, còn nhân tố giảm năng suất bƣởi trái vụ giảm lại làm giảm giá trị sản xuất thu đƣợc.

Bảng 3.4. Dự kiến kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất 1 ha bƣởi trái vụ tại huyện

Chỉ tiêu ĐVT Trái vụ Chính vụ

1.Tính cho 1 ha trồng trọt ha

Giá trị sản xuất (GO) 1000đ 120.000 78.000 Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 108.859 69.762 Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 107.359 68.262 Lợi nhuận (Pr) 1000đ 102.559 64.362 2.Tính cho 1đ IC GO/1đ IC lần 10,77 9,47 VA/ 1đ IC lần 9,77 8,47 MI/ 1đ IC lần 9,64 8,29 Pr/ 1đ IC lần 9,21 7,81 3.Tính cho 1 đ chi phí GO/ 1đ chi phí lần 5,40 4,41 VA/ 1đ chi phí lần 4,89 3,94 MI/ 1đ chi phí lần 4,83 3,86 Pr/ 1đ chi phí lần 4,61 3,64 4.Tính cho một công LĐ GO/1công lao động 1000đ 289,16 216,67 VA/1công lao động 1000đ 261,26 194,06 MI/1công lao động 1000đ 257,65 189,89 Pr/1 công lao động 1000đ 246,08 179,06

Nguồn: Phương án tác giả xây dựng

sản xuất cao hơn so với bƣởi chính vụ.

Tóm lại: Vì kết quả và hiệu quả sản xuất bƣởi trái vụ thu đƣợc co hơn nhiều so với bƣởi chính vụ do vậy ngƣời dân nên từng bƣớc mở rộng diện tích bƣởi trái vụ, chính từ việc làm này ta có thể rải đƣợc vụ, điều hoà lƣợng quả cung cấp cho thị trƣờng không tập trung ồ ạt vào cùng một thời điểm mà rải rác quanh năm. Nếu làm đƣợc bƣởi trái vụ và các CĂQ khác cũng trái vụ sẽ giúp cho ngƣời dân có thu nhập quanh năm đồng thời tăng giá trị CĂQ khi vào chính vụ. Tuy vậy, sản xuất quả trái vụ chịu sự rủi ro lớn, do vậy ngƣời sản xuất phải xác định một lƣợng diện tích hợp lý và sắp xếp cơ cấu cây trồng một cách phù hợp.

3.2.2.2. Giải pháp về quy mô sản xuất cây ăn quả của huyện

Lấy hộ gia đình làm đơn vị canh tác cơ bản, cần tập trung hƣớng dẫn các hộ cải tạo vƣờn tạp, mở rộng diện tích trồng cây ăn quả có chất lƣợng cao. Đồng thời khuyến khích các khu dịch vụ cung cấp các yếu tố đầu vào: vật tƣ, phân bón,…và loại hình hợp tác trong khâu thu hái, chế biến, bao bì, đóng gói sản phẩm quả. Riêng giống cây trồng có trung tâm sản xuất giống riêng, yêu cầu các hộ ký hợp đồng mua giống sản xuất và có quản lý chặt chẽ. Mở các chƣơng trình, hội nghị, trình diễn mô hình để các hộ cùng giúp đỡ nhau trong sản xuất, trao đổi kinh nghiệm, vốn sản xuất.

Trên cơ sở các hộ gia đình cần tiếp tục mở rộng các loại hình kinh tế trang trại sản xuất hàng hoá theo hợp đồng, có trình độ sản xuất hàng hoá cao, số lƣợng hàng hoá tạo ra nhiều, có khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất.

Cần sớm hình thành trên địa bàn một số tổ chức hoạt động dịch vụ sản xuất và tiêu thụ nhƣ Công ty dịch vụ vật tƣ phân bón, thuốc trừ sâu đảm bảo chất lƣợng, công ty thhƣơng mại đảm nhận việc tiêu thụ sản phẩm quả, ngân hàng nông nghiệp cho vay vốn để sản xuất cây ăn quả trên địa bàn thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung.

Bên cạnh đó, đất rừng, đất đồi núi là tiềm năng lớn để các hộ nông dân tiếp tục phát triển trồng các loại cây ăn quả đặc sản, có giá trị kinh tế cao, các loại cây

này thích hợp với vùng đất gò đồi núi đỏ vàng, có độ dốc thấp, tầng đất dày chiếm 47% diện tích đất tự nhiên. Ngoài ra, các hộ nông dân còn trồng CĂQ trên các loại đất vùng bằng thoải ở độ cao thiếu nƣớc không thuận lợi cho việc sản xuất canh tác cây lƣơng thực. Từ đó, hình thành các vùng sản xuất tập trung tạo ra số lƣợng sản phẩm lớn cung cấp cho thị trƣờng các tỉnh trong cả nƣớc, có điều kiện để xuất khẩu và phục vụ cho một số ngành công nghiệp chế biến (nhƣ chế biến nƣớc trái cây ép, quả khô, lấy tinh dầu…). Đây chính là thế mạnh về nguồn lực đất đai của Đoan Hùng cần quyết tâm thực hiện.

3.2.2.3. Giải pháp về xây dựng hệ thống thuỷ lợi cho sản xuất cây ăn quả của huyện

Đoan Hùng có hệ thống thuỷ lợi khá phong phú, nhiều công trình thuỷ lợi hồ đập, máy bơm thiết kế với công suất lớn nhƣng chƣa sử dụng, khai thác hết công suất, để lãng phí hoặc công trình đã đƣợc xây dựng lâu năm nên có tình trạng xuống cấp không sử dụng đƣợc, ảnh hƣởng đến mùa vụ sản xuất của các hộ. Vì vậy, đòi hỏi phải có biện pháp đầu tƣ tu bổ các hệ thống thuỷ lợi, các hồ đập chứa nƣớc, cung cấp nƣớc tƣới cho vùng cao, tạo điều kiện để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng năng suất, sản lƣợng của cây ăn quả.

Vùng đất núi cao điều kiện tƣới kém hoặc phụ thuộc vào nƣớc tƣới tự nhiên cần tăng cƣờng áp dụng các biện pháp canh tác tên đất dốc, cần phải ngăn đập, đào ao vùng trũng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây ăn quả tại huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 95 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)