Tình hình cơ bản về tiêu thụ sản phẩm quả của huyện

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây ăn quả tại huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 67 - 70)

III. Thu nhập/ngƣời/tháng(1.000đ)

2.2.2. Tình hình cơ bản về tiêu thụ sản phẩm quả của huyện

Huyện đã quy hoạch thành vùng tập trung sản xuất CĂQ theo quy mô sản xuất hàng hoá với diện tích lớn, điều đòi hỏi bức thiết với nhà quy hoạch là phải tổ chức đƣợc thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm (hay tổ chức tốt thị trƣờng đầu ra), giúp cho quá trình sản xuất đƣợc thông suốt và phát triển không ngừng. Việc đƣa sản phẩm sản xuất ra đem bán trên thị trƣờng cho các đối tƣợng tiêu thụ

cũngnhƣ việc tổ chức các hình thức tiêu thụ là một trong những khâu then chốt giúp cho quá trình sản xuất có thể tái chu kỳ đƣợc hay không, nó ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả kinh tế từ hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại. Sản phẩm làm ra đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp (hoa quả tƣơi), nếu không đƣợc thị trƣờng chấp nhận tiêu thụ kịp thời, nhanh chóng sẽ làm cho sản phẩm quả bị hỏng. Vì vậy, ngƣời nông dân sản xuất ra sản phẩm bị ép bán giá thấp, doanh thu thu đƣợc thấp, làm cho hiệu quả kinh tế thấp.

* Các kênh tiêu thụ sản phẩm quả

Do lƣợng quả (vải và bƣởi đặc sản) sản xuất còn rất thấp so với nhu cầu thị trƣờng trong tỉnh (năm 2007 mới đáp ứng 30% nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh). Qua phỏng vấn các hộ sản xuất lớn cho thấy trọng điểm tiêu thụ của địa phƣơng là thành phố Việt Trì, thị trấn Đoan Hùng,…Sản phẩm quả sản xuất tại địa phƣơng cung cấp cho thị trƣờng ngoài tỉnh chỉ chiếm 20 – 25%, còn hơn 70% lƣợng quả tƣơi đƣợc bày bán trong tỉnh đa phần là quả tƣơi từ các tỉnh khác đem đến và một phần nhập từ Trung Quốc. Đặc biệt là bƣởi chất lƣợng thấp nhiều, nhƣng vẫn đƣợc bày bán nhờ thƣơng hiệu bƣởi Đoan Hùng, gây giảm lòng tin của khách hàng đối với loại quả đặc sản này. Các cơ sở chế biến sản phẩm quả tƣơi chƣa có, chủ yếu tiêu thụ tƣơi.

Qua nghiên cứu trực tiếp đối với các hộ sản xuất quả ở Đoan Hùng cho thấy việc tiêu thụ quả từ ngƣời sản xuất đến ngƣời tiêu dùng đƣợc diễn ra trong hai kênh tiêu thụ chủ yếu là kênh tiêu thụ trực tiếp và kênh tiêu thụ gián tiếp.

- Kênh tiêu thụ trực tiếp:

Một số hộ nông dân sản xuất ít, không tập trung, có nhà, vƣờn gần mặt đƣờng và gần đƣờng quốc lộ nên đem bầy quả bán cho những hành khách qua đƣờng từ Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái đi các tỉnh vùng đồng

bằng. Theo kênh này sản phẩm đƣợc đƣa trực tiếp từ ngƣời sản xuất đến ngƣời tiêu dùng nên giá bán cao, lƣợng quả tiêu thụ đƣợc ít chiếm 15% lƣợng quả bƣởi đem bán trên thị trƣờng.

- Kênh tiêu thụ gián tiếp (kênh 1 cấp, 2 cấp, 3 cấp):

Theo kênh tiêu thụ này sản phẩm quả của huyện Đoan Hùng từ ngƣời sản xuất tới ngƣời tiêu dùng phải thông qua khâu trung gian. Với kênh 1 cấp hộ sản xuất qua ngƣời bán lẻ đến ngƣời tiêu dùng, kênh này chiếm khoảng 41,62% lƣợng sản phẩm quả bƣởi đem bán. Kênh 2 cấp (sản phẩm đƣợc bán qua 2 trung gian), lƣợng quả bƣởi nhà vƣờn bán cho ngƣời bán buôn qua bán lẻ rồi đến ngƣời tiêu dùng khoảng 24,42% sản phẩm quả đem bán. Kênh 3 cấp (qua 3 trung gian) hộ sản xuất gửi bán qua các đại lý tại Hà nội và một số tỉnh chiếm 18,22% lƣợng sản phẩm quả. Với hình thức này hộ sản xuất sẽ bán đƣợc khối lƣợng lớn và thời gian cho tiêu thụ ngắn, nhƣng giá bán lại thấp hơn so với giá bán trực tiếp (bảng 2.16).

Bảng 2.16. Kênh tiêu thụ quả bƣởi, vải, xoài của huyện năm 2007

ĐVT: %

Sản phẩm Trực tiếp Kênh cấp 1 Kênh cấp 2 Kênh cấp 3 Tổng số

Bƣởi 15,74 41,62 24,42 18,22 100

Vải 19,35 43,22 23,32 14,11 100

Xoài 22,43 33,65 25,33 18,59 100

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Đoan Hùng

Mặc dù trong thời gian qua sản phẩm bƣởi đã đƣợc Nhà nƣớc chứng nhận chỉ dẫn địa lý về nơi xuất xứ của sản phẩm. Song, các hoạt động thông tin về thị trƣờng tiêu thụ còn rất chậm, công tác dự báo và tìm thị trƣờng mới rất hạn chế, sản phẩm chủ yếu vẫn bán cho tƣ thƣơng theo hình thức xuất buôn là chủ yếu. Vì vậy, sản phẩm dễ bị tƣ thƣơng ép giá làm giảm lợi nhuận và dẫn đến HQKT

68

sản xuất CĂQ chƣa cao.

* Công tác bảo quản quả sau thu hoạch

Sản phẩm quả của những cây bƣởi dƣới 15 năm tuổi phải tiêu thụ ngay sau khi thu hoạch, nếu để lâu bƣởi khô không thể sử dụng đƣợc.

Sản phẩm quả của những cây bƣởi trên 15 năm tuổi thu hoạch vào tháng 11 - 12, quả không để rơi dập, rửa sạch bằng nƣớc sạch, lau khô đƣa vào hòm, có lót lá chuối khô phủ kín. Phƣơng pháp thủ công này có thể bảo quản bƣởi quả đƣợc 4 -5 tháng mà chất lƣợng bƣởi vẫn rất tốt.

Tuy vậy, nếu chỉ xem xét kết quả và hiệu quả kinh tế của các cây ăn quả chủ lực (bƣởi, xoài, vải), trong một năm 2007 nhƣ trên sẽ không thấy đƣợc sự biến động và xu hƣớng vận động, phát triển của các hộ trồng cây ăn quả này ra sao.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây ăn quả tại huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)