d. Phát triển dân số, lao động, việc làm và xoá đói giảm nghèo
2.2.1.1. Đẩy mạnh hoạt động của Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển chi nhánh Lạng Sơn tạo tiền đề phát triển thị trường vốn của Lạng Sơn trong tương la
Sơn tạo tiền đề phát triển thị trường vốn của Lạng Sơn trong tương lai
Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển chi nhánh Lạng Sơn được thành lập ngày 1/1/2000 hoạt động trên cơ sở hợp nhất nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước và Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển quốc gia. Qua 8 năm hoạt động, khả năng mở rộng và phát triển hoạt động, nhất là việc khơi nguồn để huy động vốn cho tỉnh còn rất hạn chế do Quỹ vẫn chủ yếu dựa vào nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Ngân sách địa phương, một nguồn vốn bị hạn chế trong khả năng cân đối để sử dụng cho các hoạt động đầu tư trung và dài hạn.
Nếu Quỹ này hoạt động hiệu quả thì những lợi ích mà nó đem lại sẽ cực kỳ to lớn, như: góp phần huy động các nguồn vốn trung và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm tăng nguồn cung cho nhu cầu đầu tư; thực hiện đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào các dự án phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, thúc đẩy sự chuyển dịch và tăng trưởng kinh tế của tỉnh; cung cấp các dịch vụ tài chính, tư vấn đầu tư, ủy thác và tiếp nhận ủy thác quản lý vốn đầu tư và các nguồn vốn khác từ các chủ đầu tư; tham gia hoạt động thị trường vốn: kinh doanh chứng khoán, môi giới chứng khoán và các dịch vụ khác…Đây là tiền đề quan trọng giúp hình thành và phát triển thị trường vốn của Lạng Sơn.
Nhìn vào những thành công mà Quỹ đầu tư phát triển thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai đạt được, tỉnh Lạng Sơn có thể học tập và rút ra nhiều bài học kinh nghiệm. Trong thời gian tới, Quỹ này cần phải đa dạng hoá hình thức huy động vốn bằng cách:
- Thực hiện hợp phương thức hợp vốn với câc Ngân hàng Thương mại, điều này là hoàn toàn khả thi bởi hiện nay hệ thống các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn tỉnh đã tương đối phát triển và phong phú.
- Sáng lập và điều hành các Công ty cổ phần để đầu tư tham gia khởi động chương trình, đầu tư vào các chương trình trọng điểm theo hướng phát triển kinh tế - xã hội. Trong hình thức này, Nhà nước chỉ đóng góp vốn không quá 30%, còn lại huy động từ dân cư và các thành phần kinh tế khác. Như vậy, những dự án, chương trình gắn liền với kinh tế - xã hội có khả năng thu hồi vốn thì sẽ được tư nhân tham gia, rủi ro được chuyển một phần sang cho tư nhân, đồng thời việc quản lý dự án đạt hiệu quả cao hơn khi có sự tham gia của tư nhân.
- Bên cạnh đó, cần tiến hành nghiên cứu xây dựng lộ trình phát hành trái phiếu Quỹ đầu tư phát triển để huy động vốn dưới các hình thức như trái phiếu mục tiêu, trái
phiếu đầu tư, trái phiếu công trình... để làm phong phú thêm các kênh huy động vốn.
- Bước đầu tham gia thực hiện vai trò của nhà tư vấn đầu tư, giúp các doanh nghiệp xây dựng và thẩm định dự án đầu tư; chuyên nghiệp hóa dịch vụ đầu tư, góp phần phát triển dịch vụ tư vấn đầu tư trong thị trường tài chính mà hiện nay còn rất non yếu.