Nâng cao công tác tư vấn, lập và thẩm định dự án

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2001-2020 Thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 72)

d. Phát triển dân số, lao động, việc làm và xoá đói giảm nghèo

2.2.2.1. Nâng cao công tác tư vấn, lập và thẩm định dự án

Vai trò quan trọng của công tác tư vấn, lập và thẩm định dự án là không thể phủ nhận. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công hay thất bại của một dự án. Để nâng cao chất lượng của công tác này, cần phải:

- Nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác tư vấn, lập và thẩm định dự án bằng cách: mở thêm các khoá đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ; kết hợp giữa kinh nghiệm của các cán bộ đi trước với sức sáng tạo của các cán bộ trẻ; cử các cán bộ đã có kinh nghiệm công tác đi học, giao lưu trao đổi kinh nghiệm với các tỉnh bạn; có chính sách thu hút nhân tài về công tác tại tỉnh…

- Trang bị hệ thống thông tin, máy móc, công nghệ hiện đại, ứng dụng các phần mềm tiên tiến phục vụ cho công tác tư vấn, lập và thẩm định dự án.

Mặt khác, các chủ đầu tư cần có giải pháp kiên quyết không ký hợp đồng đối với những đơn vị tư vấn yếu kém có nhiều tồn tại trong quá trình hoạt động. Phối hợp giữa các cơ quan quản lý trong việc thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định dự án đầu tư theo quy chế một cửa “ Chủ đầu tư gửi hồ sơ trình duyệt dự án về Sở Kế hoạch và đầu tư, cơ quan thẩm định đầu tư sẽ xem xét nhanh hồ sơ trình duyệt dự án, nếu đủ điều kiện sẽ làm văn bản xin ý kiến thẩm định thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên ngành, và các ngành liên qua; nếu chưa đủ điều kiện sẽ gửi trả lại chủ đầu tư kèm theo các lý do cụ thể để hoàn thiện lại dự án; đồng thời nâng cao chất lượng thẩm định thiết kế cơ sở của các cơ quan chuyên ngành”.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2001-2020 Thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w