Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2001-2020 Thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 69)

d. Phát triển dân số, lao động, việc làm và xoá đói giảm nghèo

2.2.1.2. Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Chính sách thu hút vốn đầu tư của tỉnh Lạng Sơn hiện nay khá thông thoáng, nhưng nguồn vốn huy động được vẫn rất khiêm tốn. Bên cạnh những yếu tố như cơ sở hạ tầng còn yếu kém, sự thiếu đồng bộ trong thực hiện cơ chế, chính sách thì yếu tố tâm lý của nhà đầu tư cũng rất quan trọng. Đó là do tâm lý e ngại của các nhà đầu tư khi bỏ vốn đầu tư vào một tỉnh biên giới, ngay cả trong thời điểm hoà bình thì họ vẫn lo sợ rằng nếu có xung đột xảy ra thì nguy cơ mất vốn vẫn có thể xảy ra. Vì vậy, bên cạnh việc quảng bá một môi trường đầu tư tốt và an toàn, tỉnh cần có những cam kết và đảm bảo cho các nhà đầu tư.

Kinh nghiệm cho thấy những tỉnh thu hút được nhiều vốn đầu tư nhất cũng chính là những địa phương làm rất tốt công tác xúc tiến đầu tư. Dựa trên một số kinh nghiệm của các tỉnh bạn, em xin đưa ra một số giải pháp đối với công tác xúc tiến đầu tư cho tỉnh Lạng Sơn như sau:

- Trung tâm xúc tiến đầu tư của tỉnh cần phối hợp với các ngành, các tổ chức có liên quan, tổ chức thu thập, cập nhật và xử lý, phân tích các thông tin, tư liệu về pháp luật, kinh tế xã hội, dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội, tình hình đầu tư trên địa bàn tỉnh, trong khu vực và trong cả nước; Xây dựng cơ sở dữ liệu về tiềm năng của tỉnh, xây dựng tủ dự án… để cung cấp và tư vấn cho các tổ chức, cá nhân trong việc lựa chọn xây dựng dự án đầu tư.

- Tổ chức vận động đầu tư, thông qua các mối quan hệ đối ngoại sẵn có của Tỉnh để tiếp tục vận động các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước; tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các đoàn, các diễn đàn đầu tư trong và ngoài nước để giới thiệu các dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh.

- Thiết lập hệ thống thông tin về đầu tư của tỉnh ( lập trang Web, phát hành các ấn phẩm thông tin trong lĩnh vực đầu tư…)

- Thực hiện các biện pháp quảng bá tại chỗ như: lập Showroom để trưng bày các hình ảnh, bản đồ, đĩa CD-ROM của các khu công nghiệp, các lĩnh vực kêu gọi đầu

tư giúp cho các nhà đầu tư nắm được thông tin đầu tư. Thực hiện các hoạt động quảng bá ra bên ngoài như: Tăng cường quan hệ với các Sứ quán, Lãnh sự quán, các hiệp hội, các tập đoàn, các đơn vị làm xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước.

Để các hoạt động xúc tiến đầu tư đạt hiệu quả cao, Trung tâm xúc tiến đầu tư của tỉnh cần phải xác lập kế hoạch xúc tiến cho từng năm, từng nội dung cụ thể, phối hợp xúc tiến vùng và cả nước. Công tác xúc tiến cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, ngoài việc xúc tiến quảng bá chung cần phải có kế hoạch xúc tiến chuyên ngành, xúc tiến cho từng khu vực và lĩnh vực đang cần huy động vốn đầu tư và tăng cường phối hợp với các sở chuyên ngành của tỉnh.

Bên cạnh hai giải pháp lớn ở trên, đối với những nguồn vốn khác như vốn Ngân sách Nhà nước, vốn từ dân cư, vốn ODA cũng cần được tỉnh quan tâm đúng mức:

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2001-2020 Thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w