Giải pháp cho đầu tư phát triển công nghiệp Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2001-2020 Thực trạng và giải pháp (Trang 77 - 78)

d. Phát triển dân số, lao động, việc làm và xoá đói giảm nghèo

2.2.4. Giải pháp cho đầu tư phát triển công nghiệp Lạng Sơn

Xét một cách toàn diện, công nghiệp Lạng Sơn vẫn còn rất nhỏ bé và lạc hậu. Hiện tại, có hai lĩnh vực nổi bật nhất đó là khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, nếu xét về lâu dài thì hai ngành này vẫn chưa đủ khả năng để làm thay đổi bộ mặt công nghiệp của tỉnh. Bởi các mỏ khoáng sản ở Lạng Sơn trữ lượng không lớn, ngành sản xuất vật liệu xây dựng tuy đã đầu tư xây dựng thêm một số nhà máy nhưng vẫn chưa thật sự đồng bộ và hiện đại, mặt khác còn phải nói tới vấn để ô nhiễm môi trường và xử lý chất thải của các nhà máy này. Lượng vốn cần thiết để phát triển công nghiệp nặng đòi hỏi rất lớn và rất nhiều yếu tố khác. Trong thời điểm hiện nay, Lạng Sơn nên tập trung phát triển công nghiệp nhẹ, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông lâm sản phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Để phát triển lĩnh vực này cần phát triển nông nghiệp đặc biệt là trồng cây ăn quả và lâm nghiệp. Giải pháp cho vấn đề này đã được đề cập ở mục 2.2.3.

Bên cạnh đó, tỉnh cần quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp. Các khu công nghiệp ở tỉnh hiện nay vẫn còn rất nhỏ và chưa tập trung. Trong tương lai, tỉnh cần xây dựng những khu công nghiệp “đúng nghĩa”. Lạng Sơn có thể quy hoạch và xây dựng hai khu công nghiệp ở Đồng Bành và Hữu Lũng. Hai khu vực này phù hợp, bởi vì:

- Có mật độ dân cư đông, gần Bắc Giang và Bắc Ninh là nơi có nguồn lao động trẻ và dồi dào

- Đều là những vùng trồng cây nguyên liệu phục vụ cho chế biến nông lâm sản, đồng thời tiếp giáp với những vùng trồng cây ăn quả nổi tiếng ở Bắc Giang

- Có nhiều tài nguyên khoáng sản phục vụ cho khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng

Để thu hút đầu tư vào những khu công nghiệp này, tỉnh cần phải:

- Đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng của các khu công nghiệp. Vấn đề này đòi hỏi một lượng vốn đầu tư không nhỏ, nhưng trước sự hạn hẹp của vốn Ngân sách Nhà nước, tỉnh cần phải huy động các nguồn vốn khác từ các đơn vị kinh doanh cấp điện, nước, thông tin liên lạc cùng tham gia đầu tư xây dựng và kinh doanh các dịch vụ này.

- Thực hiện quản lý các khu công nghiệp theo cơ chế “Một cửa”. Các cơ quan quản lý, các chủ đầu tư các KCN phải luôn xác định tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, giải quyết nhanh chóng và tốt nhất các yêu cầu của các doanh nghiệp KCN để hoạt động SX-KD của doanh nghiệp phát triển, có hiệu quả cao là trách nhiệm, nhiệm vụ chính trị của mình. Đến lượt nó, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp KCN và các nhà đầu tư trong KCN sẽ chính là cộng tác viên vận động kêu gọi đầu tư vào KCN và tham gia quản lý KCN một cách tốt nhất.

- Vận động thu hút đầu tư là một công việc khó khăn, phức tạp đòi hỏi phải kiên trì, thực hiện liên tục và phải có sự đầu tư lớn và có sự phối hợp chặt chẽ, hổ trợ tích cực của các Ngành, các cấp. Đồng thời, phải được thực hiện trên cơ sở những chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư thông thoáng, hấp dẫn và có sự thống nhất, ổn định cao. Hàng năm, tỉnh cần có kế hoạch cấp thêm kinh phí ngoài định mức cho Ban Quản lý các KCN và Sở Kế hoạch - Đầu tư để thực hiện công tác in ấn phát hành tài liệu, tổ chức hội thảo, giao lưu giới thiệu kêu gọi đầu tư vào các KCN.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2001-2020 Thực trạng và giải pháp (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w