- Hội nghị, hội thảo
Bảng 2.7. Tổng hợp dự án đầu tư vào khu du lịch trung tâm thành phố Ninh Bình
Đơn vị : triệu đồng
Tên dự án Chủ đầu tư Vốn đầu tư Thời gian XD công trình NB Complex building
CT ĐTPTTM Hoàng
Phát 199.0532005-2008
XD nhà nghỉ, dịch vụ du lịch CTTNHH Thiên Trường An 6.4502006-2007 XD Khách sạn, khu công viên cây xanh Hồ Biển
Bạch DNTN Minh Đức 15.4902006-2007 XD Khách sạn tiêu chuẩn 3 sao DNTN Hoàng Sơn 27.9872007-2009 XD dịch vụ du lịch sinh thái và nuôi trồng thủy sản CTTNHH Thái Thịnh 14.5782007-2008 XD nhà hàng khách sạn và dịch vụ du lịch DNTN Chính Tâm 13.9472007-2008 XD khu liên hợp khách sạn nhà hàng CTCP Long Thúy Đằng 12.5002007-2009 XD Trung tâm vui chơi giải trí và ẩm thực Minh Phố CTTNHH Minh Phố 79.9992008-2010 XD Khách sạn 5 sao Quang Dũng DNTN Quang Dũng 553.092
XD Khu nuôi trồng thủy sản kết hợp nhà nghỉ CTTNHH Xuân Đạt 50.0642007-2009
Tổng vốn đầu tư vào Khu 973.160
Nguồn: Phòng Thẩm định, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ninh Bình
Khu du lịch trung tâm thành phố Ninh Bình có nhiều lợi thế hơn so với các khu du lịch khác trong tỉnh. Tuyến du lịch nội thành đã được qui hoạch đầu tư xây dựng đường xá, phố phường từ rất lâu, chính vì thế khu đã có một cơ sở hạ tầng ổn định, sẽ tiết kiệm được lượng vốn đầu tư rất lớn từ phía ngân sách tỉnh và Nhà nước. Lượng vốn đầu tư xây dựng ở đây trong giai đoạn này chủ yếu thuộc thành phần tư nhân và sản phẩm của những dự án này là khách sạn cao cấp, nhà hàng và nhà nghỉ và các khu vui chơi.
3.Khu du lịch Tam Cốc - Bích Ðộng, Tràng An, núi chùa Bái Đính và Cố đô Hoa Lư
Trong tổng thể 7 khu du lịch trọng điểm trên, động lực chính để du lịch Ninh Bình phát triển chính là khu du lịch Tam Cốc – Bích Động – Tràng An – Hoa Lư. Với đặc điểm tài nguyên nổi trội về văn hóa và cảnh quan, hiện khu du lịch này đang thu
hút được một lượng lớn khách du lịch đến Ninh Bình. Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn khu du lịch chính là “ Thương hiệu du lịch” của khu du lịch này đã được khẳng định. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam được thủ tướng chính phủ phê duyệt đã xác định Tam Cốc – Bích Động là một trong 17 khu du lịch chuyên đề quốc gia đầu tiên ở Việt Nam . Việc phát hiện ra các giá trị di tích lịch sử văn hóa và hệ thống các hang động (đến nay bao gồm 21 hang) tại Tràng An đã nâng vị trí và sức hấp dẫn của khu du lịch này và càng khẳng định ảnh hưởng có tính quốc gia của khu.
Nhận thấy được ý nghĩa của khu Tam Cốc – Bích Động – Tràng An – cố đô Hoa Lư trông quá trình phát triển du lịch Việt Nam, đặc biệt gắn với sự kiện 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, thời gian gần đây Chính phủ đã có sự quan tâm hỗ trợ đầu tư nâng cấp và phát triển hạ tầng du lịch ở khu vực này, đặc biệt là khu Tràng An. Dự án xây dựng CSHT khu du lịch Tam Cốc – Bích Động: Các hạng mục đã được đưa vào phục vụ khách du lịch như: đường, cầu, cống từ cầu Ba Vuông vào bến thuyền Đình Các. Xây dựng xong bến xe Đồng Gừng, sân Đình Các, bến thuyền cây Đa và nạo vét xong tuyến giao thông đường thủy từ Đình Các đi Tam Cốc – Suối Tiên. Đang tiếp tục thi công đường vào Bích Động, điện Thái Vi.
Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái Tràng An và chùa Bái Đính: Hiện đang hoàn thiện tuyến đường trục chính từ Thành phố Ninh Bình đi chùa Bái Đính, các hạng mục còn lại cơ bản hoàn thành như: san lấp mặt bằng khu trung tâm, nạo vét các thung hang chính, hệ thống đường bộ, đường thủy của 9 tuyến du lịch trong hang động, khu vực núi chùa Bái Đính đã hoàn thành giai đoạn 1 và phục vụ thành công Chương trình Đại Lễ Phật Đản – Liên Hiệp quốc, năm 2008. Đây là tuyến đường có cảnh quan hấp dẫn, góp phần nâng cao rõ rệt vụ trí và thay đổi hình ảnh của du lịch Ninh Bình
Bảng 2.8. Tổng hợp vốn các dự án đầu tư vào khu tính đến hết năm 2008
Đơn vị: triệu đồng
Tên dự án Chủ đầu tư Vốn đầu tư Thời gian 1.XD Khu du lịch Hồ trung tâm Tam Cốc- Bích Động
CTCP Du lịch Ninh
Bình 2.9462004-2005
2.XD Nhà nghỉ, dịch vụ, ăn uống khu Tam Cốc, Bích
Động CTTNHH Long Hải 3.7602004-2005 3.XD điểm du lịch dịch vụ sinh thái Hoàng Long
CTTNHH Hoàng
Long 38.5812006-2010
4.XD Khu bảo tồn và trưng bày cổ vật Cố Viên Lầu DNTN Minh Thoa 10.153 2007 5.XD điểm du lịch Thung Nắng- Yên Sơn CTTNHH Bích Động 40.1572007-2009 6.XD tổ hợp khách sạn 5 sao Tam Cốc- Bích Động 544.000
I.Tổng vốn đầu tư của dự án tư nhân 639.597
1.XDCSHT Khu du lịch sinh thái Tràng An UBND Tỉnh 2.572.2432004-2008 2.XDCSHT Khu du lịch tâm linh núi chùa Bái Đính UBND Tỉnh 814.815
3.CSHT Khu dịch vụ Khu du lịch sinh thái Tràng An UBND Tỉnh 61.014
4.CSHT Khu công viên văn hóa Khu Tràng An UBND Tỉnh 100.000
5.CSHT Khu Tam Cốc Bích Động UBND Tỉnh 199.9502001-2003 6.CSHT Tuyến du lịch sinh thái Thung Nắng- Hải Nham UBND Tỉnh 70.1332005-2008 7.XD Cổng phía Bắc, Đông, Nam vào Cố đô UBND Tỉnh 24.5812006-2008 8.Hệ thống tường bao, hào nước Khu Cố đô UBND Tỉnh 137.5212006-2009 9.Tu bổ, tôn tạo Khu di tích Cố đô Hoa Lư UBND Tỉnh 40.000
II.Tổng vốn đầu tư ngân sách 4.020.257
III.Tổng vốn đầu tư vào Khu 4.659.854
Nguồn: Phòng Thẩm định, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ninh Bình
Tài nguyên của khu du lịch tương đối đa dạng và đặc sắc cả về tự nhiên và nhân văn. Các nguồn lực du lịch thế mạnh của khu vực này là: quần thể di tích lịch sử văn hóa cố đô Hoa Lư, núi chùa Bái Đính, các giá trị cảnh quan, sinh thái, địa chất, hang động khu vực Tam Cốc – Bích Động – Tràng An.
Các sản phẩm du lịch quan trọng của khu: - Văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng
- Tham quan, nghiên cứu lịch sử - văn hóa
- Tham quan danh lam thắng cảnh, khám phá hang động
Tuy nhiên cần nghiên cứu thêm để tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn, bền vững và có ý nghĩa hơn. Yếu tố cộng đồng cũng cần được xem xét thấu đáo trong việc phát triển dự án du lịch này. Quá trình đầu tư còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là hai khu Tam Cốc, Bích Động chưa thực sự được kết nối với nhau và kết nối với khu cố đô Hoa Lư để tạo ra những sản phẩm du lịch chung. Thậm chí đã bắt đầu hình thành sự cạnh tranh về loại hình sản phẩm bởi tính tương đồng quá cao và việc phân đoạn thị trường nhằm tăng cạnh tranh chung của du lịch Ninh Bình, giảm thiểu cạnh tranh nội tỉnh còn nhiều bất cập. Hoạt động phát triển và khai thác du lịch tại
khu vực này còn rời rạc, chưa có sự gắn kết về sản phẩm, mô hình kinh doanh, cơ chế quản lí. Chính vì thế, khi được công nhận là khu du lịch Quốc gia, Ban quản lí sẽ được thành lập nhằm kết nối, phối hợp các họat động đầu tư, phát triển và khai thác du lịch của toàn bộ khu vực.