Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch trong những năm qua

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Bình. Thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 33)

IV. Đánh giá tình hình đầu tư vào du lịch của tỉnh trong những năm qua

1. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch trong những năm qua

Du lịch là một nhu cầu của cuộc sống hiện đại trên toàn thế giới. Chỉ trong 10 năm, khách du lịch quốc tế đã tăng từ 350 triệu lượt năm 1985 lên 592 triệu lượt năm 1996. Thu nhập từ du lịch tính trong vòng gần 40 năm ( 1960 – 1996) đã tăng khoảng 54 lần, từ 6,8 tỷ USD lên 432 tỷ USD.

Theo xu hướng chung của thế giới cùng với sự đổi mới chính sách, ngành du lịch Việt Nam cũng đã được quan tâm và tăng nhanh về khách du lịch quốc tế. Nếu như năm 1991 chỉ là 300 ngàn lượt khách thì đến năm 1996 con số này đạt 1.600 ngàn lượt. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch đến Việt Nam thời kì 1990 – 1995 luôn đạt mức tăng từ 35- 40% năm.

Cùng với sự phát triển ngành du lịch cả nước, du lịch Ninh Bình cũng dần khẳng định là địa phương có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch: Năm 1992, tổng số khách du lịch đến Ninh Bình chỉ là 70.562 lượt ( trong đó có khoảng 25.000 lượt khách quốc tế) , nhưng đến năm 1994 đã đạt 162.877 lượt ( trong đó khách quốc tế là 51.796 lượt), năm 1996 thì con số này là 197.100 lượt ( trong đó khách quốc tế là 62.000 lượt và khách nội địa là 135.100 lượt).

1.1. Số lượng khách du lịch đến tỉnh trong những năm gần đây

Với tiềm năng, thế mạnh và tài nguyên du lịch phong phú đa dạng, trong những năm vừa qua UBND Tỉnh Ninh Bình đã phê duyệt kế hoạch đầu tư, phát triển xây dựng các khu du lịch trong tỉnh. Hoạt động kinh doanh du lịch phát triển một cách đáng kể, địa bàn du lịch được mở rộng, các điểm danh thắng được tôn tạo,… đã tạo được sự chuyển biến khá rõ rệt , trước hết là về số lượng khách du lịch đến Ninh Bình. Đặc biệt trong khoảng 5 năm trở lại đây ( 2004 – 2008), tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 18,3%. Đây thực sự là một điều đáng mừng đối với du lịch Ninh Bình nói riêng và cả vùng đồng bằng sông Hồng nói chung.

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước về xây dựng cơ sở hạ tầng cùng với việc ngành du lịch tỉnh Ninh Bình đã chú trọng nhiều hơn cho công tác tuyên truyền, quảng bá, tăng cường đầu tư cho các dự án du lịch có qui mô lớn nên lượng khách du lịch đến Ninh Bình ngày càng tăng, cả về lượng khách quốc tế cũng như nội địa. Khách quốc tế chiếm trung bình khoảng 30% so với tổng lượng

khách, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt khoảng 19%. Khách nội địa chiếm tỉ trọng khoảng 70%, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm vào khoảng 18%. Bảng 2.9. Tổng lượng khách du lịch đến Ninh Bình 2004 – 2008 Đơn vị : Ngàn người Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng lượng khách 877.343 1021.236 1186.988 1518.559 1900.888 Khách quốc tế 287.9 329.847 375.017 457.92 584.4 Khách nội địa 589.443 691.389 811.971 1060.639 1316.488 Nguồn: Cục Thống kê Ninh Bình

1.2.Sự đóng góp của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh

Trước đây Ninh Bình vẫn luôn xác định là một tỉnh nông nghiệp nên cơ cấu kinh tế của tỉnh là Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ. Tuy nhiên thực tế phát triển du lịch Ninh Bình trong những năm qua đã cho thấy du lịch ngày càng có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Du lịch phát triển nhanh chóng có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế.

1.2.1. Tổng doanh thu của ngành du lịch và đóng góp vào ngân sách Nhà nước

Tổng doanh thu thuần túy du lịch của tỉnh Ninh Bình trong những năm qua đã có sự tăng trưởng đáng kể. Nếu như năm 1995, tổng doanh thu của toàn ngành du lịch mới đạt 8,55 tỉ đồng thì đến năm 2000 đã tăng 3,27 lần, đạt 28 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 1995 -2000 là 26, 78%/ năm. Đến năm 2005 (tức là 10 năm sau khi thực hiện qui hoạch phát triển du lịch), doanh thu thuần đã đạt 63,18 tỉ đồng, tăng gấp 7,39 lần so với khi bắt đầu thực hiện qui hoạch. Và đến năm 2008 thì doanh thu đã là 162,1 tỉ, tức là gấp gần 20 lần so với năm 1995. Tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn này đạt khoảng 17,68%/năm. Điều này được lí giải là do điểm xuất phát của du lịch Ninh Bình thấp nên giai đoạn đầu của sự phát

triển tốc độ ở mức cao, nhưng những năm tiếp theo du lịch Ninh Bình mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm lại, nhưng doanh thu vẫn tăng ở mức đáng khích lệ.

Bảng 2.10. Doanh thu của ngành du lịch tỉnh 2004 - 2008

Đơn vị : tỷ đồng

Năm 2004 2005 2006 2007 2008

Tổng doanh thu 51 63,18 87,997 109,012 162,1

Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao - Du lịch Tỉnh Ninh Bình

Với mức tăng trưởng về doanh thu du lịch nói trên, ngành du lịch Ninh Bình cũng đóng góp đáng kể trong việc tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, trở thành nguồn vốn đầu tư góp phần phát triển những ngành khác trong tỉnh Ninh Bình nói riêng và cả nước nói chung. Tính tổng các khoản mà ngành du lịch Ninh Bình đã nộp cho ngân sách Nhà nước (bao gồm cả nghĩa vụ thuế và các khoản lệ phí khác) từ năm 1995 đến nay là 74 tỉ đồng, và mức đóng góp đó tăng lên theo từng năm.

Bảng 2.11. Đóng góp vào ngân sách Nhà nước của ngành du lịch tỉnh Ninh Bình

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2004 2005 2006 2007 2008

Nộp NSNN 6,06 7,463 8,633 10,512 16,15

Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao - Du lịch Tỉnh Ninh Bình

1.2.2. Giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân

Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh đến 1/7/2008 là 573.026 người trong đó có 552.986 người có khả năng lao động. Hàng năm, UBND tỉnh phải xem xét, quan tâm và bố trí thêm cho hàng nghìn người lao động. Trong những năm qua số lượng lao động làm du lịch trên địa bàn tỉnh không ngừng được tăng lên đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết việc làm cho người lao động và giảm tỉ lệ thất nghiệp. Hàng năm giải quyết việc làm được cho 14 – 15 nghìn người lao động. Tỷ

lệ thất nghiệp giảm xuống còn 3,5%. Tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn tăng lên 76,5%, tỷ lệ lao động được đào tạo tăng lên 30 %. Thu nhập bình quân của người lao động trong ngành du lịch cũng như lao động trong toàn Tỉnh được tăng lên một cách rõ rệt.

Bảng 2.12. Lao động làm việc trong ngành du lịch

Đơn vị : người

Năm 2004 2005 2006 2007 2008

Tổng số LĐ 6.321 6.400 6.816 7.110 7.300

LĐ trực tiếp 621 650 916 960 1.050

LĐ gián tiếp 5.700 5.750 5.900 6.150 6.250

Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao - Du lịch Ninh Bình

Từ năm 2000 trở lại đây có sự tăng trưởng đột biến về lực lượng lao động trong ngành du lịch Ninh Bình. Nếu như năm 1995, du lịch Ninh Bình chỉ thu hút được 267 lao động thì đến năm 2008 con số này đã là 6.250 người, tăng 23 lần. Trong đó các doanh nghiệp trong ngành thu hút được 1.050 lao động, còn lại là lao động thuộc các thành phần dịch vụ khác. Nguyên nhân chủ yếu của sự đột biến đó là do chính sách mở cửa, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch.

Bảng 2.13. Doanh thu của các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2005 2006 2007 2008

Tổng doanh thu của các cơ sở lưu trú 26.43 13.641 39.423 55.2

1. Thuộc Nhà nước 4.536 1.031 1.49 2.1

2. Ngoài Nhà nước: 21.894 12.61 37.933 53.1

- Tư nhân 10.873 10.406 11.041 15.4

- Cá thể 11.021 2.204 26.892 37.6

Nguồn: Cục Thống kê Ninh Bình

1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh

Mức tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua của Ninh Bình là khá cao và đã tạo cho Tỉnh điểm xuất phát thuận lợi hơn các địa phương khác trong vùng và trên cả nước.

Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp, xây dựng và khai khoáng trung bình đạt 23%, nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 15%, dịch vụ đạt 13%, trong đó ngành du lịch đạt mức tăng trưởng đáng chú ý là 29, 05%. Một số ngành mũi nhọn của Ninh Bình như công nghiệp chế biến, thủy sản, khai thác vật liệu xây dựng,… vẫn duy trì được mức tăng cao, qua đó đã nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư sản xuất kinh doanh thông thoáng hơn. Cùng với công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng, hoạt động du lịch cũng được xác định là một thế mạnh của Ninh Bình, và với mức tăng trưởng như thời gian qua có thể thấy được du lịch Ninh Bình đã có bước đi đúng. Sự quan tâm đầu tư phát triển của tỉnh cùng với sự tăng trưởng của các ngành kinh tế khác đã góp phần quan trọng thúc đẩy du lịch phát triển nhanh và bền vững.

Bảng 2.14. Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế ở Ninh Bình

Đơn vị : %

Năm 2004 2005 2006 2007 2008

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 36,72 30,89 27,53 27,08 22,4

Công nghiệp và xây dựng 29,99 35,7 38,49 39,52 43,7

Dịch vụ 32,29 33,41 33,99 33,4 33,9

Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Bình

Phát triển du lịch có ý nghĩa đặc biệt trong việc tạo ra dự gia tăng của các ngành kinh tế có liên quan như thương mại, giao thông vận tải, xây dựng, sản xuất tiểu thủ công nghiệp,… Sự phát triển du lịch tạo việc làm và nâng cao thu nhập của cộng đồng người dân, qua đó từng bước xây dựng một nông thôn mới, một nông thôn văn minh lấy du lịch - dịch vụ làm cơ sở để phát triển

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Bình. Thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w