đầu. Chính vì vậy, để đảm bảo chiến lược phát triển môi trường bền vững cần phải tuyên truyền, giáo dục, nâng cao dân trí, tạo điều kiện để toàn dân biết và tham gia phát triển ngành du lịch. Đồng thời phải có chiến lược đào tạo bồi dưỡng để có đội ngũ cán bộ quản lí có trình độ và hiểu biết cao về môi trường.
KẾT LUẬN
Trong năm 2008 vừa qua, kinh tế đất nước nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng phải “đối mặt” với nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình kinh tế thế giới biến động phức tạp, khó lường trong những tháng đầu năm. Giá dầu và hầu hết các nguyên, vật liệu cơ bản cũng như lương thực, thực phẩm trên thị trường thế giới tăng cao; kinh tế Mỹ suy giảm đã tác động mạnh và kéo theo sự khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu.
Nền kinh tế nước ta có sức cạnh tranh chưa cao lại mới bước đầu vận hành theo cơ chế thị trường và đang hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới thì những hậu quả nặng nề của thiên tai, dịch bệnh và những biến động bất lợi của kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của đất nước mà trước hết là mặt bằng giá trong nước. Những khó khăn, thách thức đó đều có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế tỉnh Ninh Bình. Môi trường kinh doanh bị ảnh hưởng, một số lĩnh vực sản xuất đang có dấu hiệu tăng chậm lại.Ninh Bình là một tỉnh đang phát triển sẽ bị ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, việc thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, các khu du lịch, việc xuất khẩu một số mặt hàng truyền thống cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Bằng những nghị quyết, chính sách, cơ chế của tỉnh, những năm gần đây, tiềm năng du lịch của Ninh Bình đã được đánh thức, tạo ra những bước chuyển mình lớn, với đa dạng các loại hình như du lịch sinh thái, hang động, thể thao, lịch sử.... Và để ngày càng khẳng định thương hiệu, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng thế giới du lịch Ninh Bình còn nhiều việc phải làm.
Với mong muốn được đóng góp cho công cuộc hội nhập và phát triển quê hương, đề tài thực tập tốt nghiệp của em đã phân tích và tìm đưa ra một số giải pháp khắc
phục mặt còn hạn chế của du lịch Ninh Bình. Hy vọng trong tương lai gần Ninh Bình thực sự trở thành một điểm đến lý tưởng đối với mọi du khách.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
Bảng 2.1 Cơ cấu cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 2004-2008 18
Bảng 2.2 Tổng hợp các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ 2001-2008 20
Bảng 2.3 Phân loại nguồn vốn trong nước theo khu du lịch của tỉnh Ninh Bình
tính đến 31/12/2008 21
Bảng 2.4 Thực trạng lao động du lịch Ninh Bình giai đoạn 2003- 2007 25
Bảng 2.5 Tổng hợp lao động được đào tạo kiến thức du lịch 2004 - 2008 27
Bảng 2.6 Tổng hợp những dự án đầu tư vào khu du lịch Vân Long 29
Bảng 2.7 Tổng hợp dự án đầu tư vào du lịch trung tâm thành phố Ninh Bình 31
Bảng 2.8 Tổng hợp vốn các dự án đầu tư vào khu Tam Cốc – Bích Động, chùa Bái
Đính, cố đô Hoa Lư tính đến hết năm 2008 34
Bảng 2.9 Tổng lượng khách du lịch đến Ninh Bình 2004 - 2008 36
Bảng 2.10 Doanh thu của ngành du lịch tỉnh 2004 - 2008 37
Bảng 2.11. Đóng góp vào ngân sách Nhà nước của du lịch tỉnh Ninh Bình 38
Bảng 2.12 Lao động làm việc trong ngành du lịch 38
Bảng 2.13. Doanh thu của các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh 39
Bảng 2.14. Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế ở Ninh Bình 40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
BÁO ĐIỆN TỬ
1. NinhBinhTourism.com.vn 2. NinhBinhTrade.gov.vn 3. Vietbao.vn
4. Báo Điện tử Đảng Cộng Sản
6. Báo Ninh Bình điện tử : baoninhbinh.org.vn
TÀI LIỆU GIẤY
7. Niên giám thống kê của Tỉnh Ninh Bình các năm 2006, 2007 và bản tóm tắt năm 2008, Cục thống kê Ninh Bình.
8. Quy hoạch phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2015, trường Đại học Kiến trúc, Hà Nội.
9. Quy hoạch phát triển khu du lịch Tam Cốc – Bích Động đến năm 2010 của Tỉnh Ninh Bình.
10. Tổng hợp dự án đầu tư vào các khu du lịch của tỉnh Ninh Bình, phòng Thẩm định, Sở Kế hoạch và đầu tư Ninh Bình.
11. Giáo trình Kinh tế đầu tư, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 2007.
12. Giới thiệu cơ hội đầu tư và danh mục những dự án được khuyến khích đầu tư của Tỉnh Ninh Bình, Sở Kế hoạch và đầu tư.