Đối thủ cạnh tranh:

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty thuốc lá Thanh Hoá (Trang 43 - 45)

1/ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH:

1.1/ Đối thủ cạnh tranh:

Để có đưa ra những giải pháp kịp thời chohoajt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty thì trước tiên ta nên tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh của Công ty mà cùng tham gia hoạt động trong lĩnh vực thuốc lá.

Đối với tình hình trong nước, có nhiều Công ty thuốc lá tại các tỉnh cùng tham gia vào Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam . Xin đưa ra ví dụ như, Công ty CP Ngân Sơn. Đây là một trong những đối thủ trong nước luôn đi đầu trong công tác hoạt động sản xuất thuốc lá. Có hệ thống các chi nhánh quản lý đầu tư, gieo trồng và thu mua nguyên liệu ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam . Công ty CP Ngân Sơn là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, với nhãn hiệu Vinataba được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học & Công nghệ phối hợp với Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng quốc gia, Công ty có nhiều lợi thế khi đàm phán

các hợp đồng kinh tế. Hiện tại, ngành sản xuất thuốc lá vẫn được bảo hộ độc quyền, do đó Ngân Sơn với chức năng chủ yếu cung cấp nguyên liệu cho các công ty sản xuất thuốc lá trong nước và gia công chế biến chưa có sức ép nhiều trong cạnh tranh. Các đối thủ cạnh tranh của Công ty có những cái lợi thế riêng, tuy nhiên cùng gia nhập vào Tổng Công ty nên sẽ được sự chỉ bảo đúng hướng.

Tuy nhiên, các Công ty thuốc lá Việt Nam đang phải chịu sự cạnh tranh từ các hãng thuốc lá nước ngoài có thương hiệu mạnh, hoạt động lâu đời trên khắp thế giới dưới các hình thức liên doanh sản xuất thuốc lá tại Việt Nam hay các nguồn thuốc lá ngoại nhập lậu. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến kinh doanh của công ty. Những năm qua Công ty hoạt động trong sự cạnh tranh thị trường rất khó khăn bởi nguồn nguyên liệu địa phương chất lượng giảm sút và không còn dễ mua như trước do nhiều nơi nông dân chuyển sang cây trồng khác; trình độ dân trí ngày một cao thì càng có ít người hút thuốc lá; thuốc lá nhập lậu, thuốc lá sản xuất giả nhãn, mác. . . vẫn còn. Để tồn tại và phát triển tự thân Công ty phải vươn lên: Khắc phục khó khăn, phát huy thế mạnh về cơ sở vật chất, đội ngũ công nhân lành nghề, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh.

Là ngành sản phẩm nguyên liệu đầu vào cho ngành thuốc lá nên hoạt động kinh doanh của Công ty phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động của ngành thuốc lá Việt nam mà đặc biệt là Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (chiếm phần lớn tổng doanh thu tiêu thụ của Công ty). Tiến trình hội nhập tạo ra tác động cạnh tranh không nhỏ đối với các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá trong nước. Tuy hiện nay, Việt Nam đang độc quyền về sản xuất thuốc lá điếu nhưng các Công ty thuốc lá Việt Nam đang phải cạnh tranh từ các hãng thuốc lá nước ngoài dưới các hình thức liên doanh sản xuất thuốc lá tại Việt Nam hay các nguồn thuốc lá ngoại nhập lậu. Việc Việt Nam gia nhập WTO cũng kéo theo sự xuất hiện của các tập đoàn thuốc lá tại Việt Nam . Do vậy, Công ty cũng chịu rủi ro về doanh số tiêu thụ nguyên liệu lá thuốc lá khi sản phẩm của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam không tìm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường nội địa. Thuốc lá là mặt hàng có hại cho sức khỏe nên không được khuyến khích sản xuất. Do vậy, các quy định về kỹ thuật ngày càng chặt chẽ sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đòi hỏi Công ty phải đầu tư thiết bị và công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng các yêu cầu khắt khe về kỹ thuật để đảm bảo chất lượng nguyên liệu cho sản xuất thuốc lá. Công ty còn có thể chịu những rủi ro khác như các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế như lạm phát, thay đổi lãi suất.v.v… Ngoài ra, còn có một số rủi ro mang tính bất khả kháng, nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại cho

tài sản, con người và tình hình hoạt động chung của Công ty như chiến tranh, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hiểm nghèo...v….v….

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty thuốc lá Thanh Hoá (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w