II – Sự cần thiết thu hút vốn đầu tư vào phát triển nhà và đô thị của
1. Một số vấn đề lý luận về vốn đầu tư
2.2. Vốn từ ngân sách nhà nước
Đây chính là nguồn chi của ngân sách nhà nước cho đầu tư. Đó chính là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ
đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của Nhà nước, chi cho công tác lập và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, xây dựng đô thị và nông thôn.
Trên thực tế, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước không trực tiếp cấp cho từng dự án mà chủ yếu áp dụng qua các hình thức gián tiếp như hỗ trợ bằng quỹ đất, góp vốn vào Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà Nội…
Để đẩy nhanh xây dựng Thủ đô Hà Nội giàu đẹp, văn minh hiện đại, bền vững nhằm huy động mọi nguồn nội lực đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội, khai thác tối đa tiềm năng của đất đai nhất là lợi thế về giá trị sử dụng đất của Thủ đô, UBND Thành phố đã trình Chính phủ cho phép được thực hiện các dự án theo phương thức dùng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng.
Sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép, căn cứ vào quy hoạch chi tiết được duyệt, Thành phố xác định được các dự án xây dựng hạ tầng đô thị và các dự án phát triển khu đô thị mới, tổ chức lựa chọn chủ đầu tư có đủ kinh nghiệm và năng lực tài chính để đồng thời thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật và dự án được giao đất để xây dựng nhà ở.
Cụ thể là chủ đầu tư của những dự án này sẽ được phép sử dụng khoản tiền, sử dụng đất xây dựng nhà ở để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng theo yêu cầu của Nhà nước và sẽ được khấu trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp cho Nhà nước trước khi kết thúc dự án, trong trường hợp chi phí xây dựng phải nộp khoản chênh lệch đó. Đây là một chủ trương đúng đắn của Thành phố làm giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước đồng thời phát huy được giá trị của đất phục vụ cho sự nghiệp phát triển nhà và đô thị của Thủ đô.