Đánh giá chung về tình hình thu hút vốn đầu tư vào phát triển

Một phần của tài liệu Các giải pháp thu hút vốn đầu tư vào phát triển nhà và đô thị của Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Việt Nam VINACONEX (Trang 53 - 57)

triển nhà và đô thị của Tổng Công ty.

1. Những thành tựu đã đạt được.

Cùng với sự ra đời của biết bao công trình hiện đại trên đất Thăng Long lịch sử trong hàng chục năm qua như: Trung tâm Hội Nghị Quốc gia, cầu Chương Dương, cầu Vĩnh Tuy, cầu Thanh Trì… cũng như các khu đô thị mới hiện đại xuyên hai thế kỷ 20 và 21 như Khu đô thị mới Định Công – Linh Đàm, Đại Kim - Tứ Hiệp, Việt Hưng…, chúng ta đã và đang được tận mắt chứng kiến công trình xây dựng do chính người thợ VINACONEX tạo nên.

Hiện nay, VINACONEX và các đơn vị thành viên đã và đang triển khai đầu tư hàng trăm dự án trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản trong phạm vi cả nước. Một số dự án điển hình như Khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính (Hà Nội), Khu đô thị mới Bắc An Khánh (Hà Tây), Khu đô thị sinh thái Cái Giá – Cát Bà (Hải Phòng), Khu nhà ở cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ Thảo Điền (Quận 2 – TP Hồ Chí Minh)… Tổng diện tích đất VINACONEX đang nắm giữ để phát triển lĩnh vực bất động sản hiện nay là trên 2.000 ha trong

phạm vi cả nước. Tại thời điểm này, VINACONEX được biết đến như là một trong các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có uy tín, được khách hàng trong và ngoài nước tin cậy, đánh giá cao.

Trước hết phải kể đến dự án Khu đô thị hàng đầu Việt Nam Trung Hòa

– Nhân Chính, với tổng diện tích trên 30 ha, không chỉ tạo nên một khu đô thị

mới hiện đại, dự án quan tâm đặc biệt đến các tiềm năng về thương mại giao dịch, đồng thời là khu dân xư hoàn chỉnh cho khoảng 15.000 người. Dự án đã đánh dấu và khẳng định chắc chắn vị thế của VINACONEX trên thị trường Việt Nam và thế giới, làm thay đổi căn bản diện mạo của Thủ đô Hà Nội, góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết lao động, việc làm cho dân cư và đô thị hóa nông thôn, liên kết, tương hỗ và quản lý, phát triển giữa Hà Nội và các tỉnh trong vùng, giảm sức ép mọi mặt vào đô thị trung tâm.

Là một khu đô thị điển hình của Hà Nội, mang dáng dấp các khu đô thị tại các nước phát triển, do VINACONEX đầu tư, thiết kế và thi công nằm ở phía tây Nam thủ đô, với tổng diện tích đất trên 30 ha. Theo quy hoạch thành phố, Khu Đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính là một trong những trung tâm trọng yếu nhất của thành phố, nối liền khu công nghệ cao Hòa Lạc với các khu phố trung tâm của Thủ đô, có tầm quan trọng chiến lược về mặt kinh tế, xã hội và văn hóa. Đến nay, dự án cơ bản được hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng có hiệu quả.

Dự án Khu đô thị mới Bắc An Khánh – Hà Tây là một trong những dự

án phát triển chuỗi đô thị dọc tuyến đường Láng Hòa Lạc do Tổng Công ty VINACONEX làm chủ đầu tư. Đây là một dự án có quy mô lớn, diện tích khoảng 254,6 ha, có tầm quan trọng đặc biệt với Tổng Công ty trong quá trình phát triển. Theo quy hoạch tổng thể, đây là khu đô thị được quy hoạch và xây dựng mới đồng bộ thành tổ hợp hoàn chỉnh. Toàn khu được chia thành 6 lô bao gồm: các khu chung cư cao tầng, khu biệt thự và nhà liền kề, văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại, siêu thị.

Với khoảng 6.400 căn hộ chung cư cao tầng tương đương 1,2 triệu m2 sàn, hơn 1.300 căn biệt thự và nhà ở liền kề, Khu đô thị Bắc An Khánh sẽ khai thác quỹ đất để tạo nguồn vốn 1.472 tỷ đồng nhằm xây dựng và mở rộng đường cao

tốc Láng – Hòa Lạc. Với tổng số vốn đầu tư lên đến gần 2 tỷ USD, hy vọng đến năm 2013 tại đây sẽ mọc lên một khu đô thị hiện đại vào loại bậc nhất Đông Nam Á.

Ngoài ra, Tổng Công ty còn tham gia xây dựng rất nhiều các dự án khác như Khu nhà ở kết hợp văn phòng dịch vụ tại lô đất No5, Khu đô thị Đông

Nam Trần Duy Hưng…Theo thiết kế, cụm công trình tổ hợp 4 tòa nhà cao

tầng nằm trên diện tích 2,968 ha đất, thuộc tổng thể dự án Khu đô thị mới Đông Nam Trần Duy Hưng - Cầu Giấy. Các tòa nhà được xây dựng bao gồm 3 tầng hầm và khối tầng nổi có chiều cao từ 25 đến 29 tầng. Với hệ số sử dụng đất là 6 lần, mật độ xây dựng 22,51%, công trình có tổng diện tích sàn xây dựng 178.162 m2, trong đó bao gồm 40.092 m2 diện tích sàn công cộng (văn phòng, dịch vụ, thương mại và xã hội…), 138.070 m2 sàn nhà ở chung cư, tạo chỗ ở cho khoảng 3.500 người. Ngoài 4 khối nhà cao tầng chính, trong tổng thể dự án còn có khu quảng trường rộng 1,5 ha, phía dưới bố trí 3 tầng hầm để mở siêu thị và bãi đỗ xe tĩnh. Các tầng hầm cũng được trang bị hệ mái kính, hệ thống gió, sân, vườn, cây xanh tạo nên khoảng không gian phong phú và hấp dẫn.

Bên cạnh đó, trong thời gian qua, Tổng Công ty còn quan tâm đến các dự án đầu tư cải tạo và xây dựng lại các khu nhà ở như cải tạo nâng cấp đồng bộ Khu nhà ở Thượng Đình, Khu nhà ở Thanh Xuân Bắc – Thanh Xuân – Hà Nội, đầu tư xây dựng Khu liên cơ quan của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, các Trung tâm dịch vụ số 1, số 2, đầu tư dự án nhà chung cư 15 tầng trên đường Nguyễn Thị Định…

2. Những hạn chế còn tồn tại.

Tuy đã đạt được rất nhiều thành công, nhưng bên cạnh đó, Tổng Công ty còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư cho hoạt động phát triển của mình. Như hiện nay, chế độ chính sách của Nhà nước thay đổi liên tục, không cố định, gây rất nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư trong việc hoạch định kế hoạch, hoạch định chiến lược đầu tư của mình. Đồng thời, Nhà nước chưa đáp ứng được đầy đủ các dịch vụ, các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho

người dân, khiến cho các kế hoạch, các dự án cũng gặp không ít khó khăn, cụ thể như trong công tác giải phóng mặt bằng.

Công việc giải phóng mặt bằng thực chất là thu hồi đất của các cá nhân, tổ chức đang sử dụng đất giao đất cho các cá nhân, tổ chức khác sử dụng đất để thực hiện các dự án đã được Chính phủ phê duyệt, đồng thời phải đảm bảo quyền lợi chính đáng của cá nhân, tập thể bị thu hồi. Mặc dù Thành phố đã ban hành khung giá đền bù cho từng khu vực thuộc các quận, huyện nội ngoại thành nhưng do tâm lý người bị thu hồi đất không ai muốn chuyển đi, nên chi phí giải phóng mặt bằng thường lớn hơn giá mà Chính phủ ban hành.

Bên cạnh đó, một số người mang tính cá nhân lợi dụng việc di chuyển đòi hỏi đền bù càng nhiều càng tốt đã gây ra không ít khó khăn. Nếu chủ đầu tư và địa phương đề ra được cách thức đền bù hợp lý, giải quyết tốt vấn đề tái định cư, tranh thủ được sự ủng hộ, nhất trí của người dân thì công tác giải phóng mặt bằng diễn ra nhanh gọn, nhanh chóng triển khai xây dựng dự án, phát huy hiệu quả. Nếu ngược lại thí không những chi phí chuẩn bị đầu tư tăng mà còn ảnh hưởng đến việc triển khai dự án, thậm chí phải hủy bỏ.

Nguồn vốn đầu tư thiếu. Các ngân hàng tín dụng chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu vốn để hoạt động đầu tư xây dựng. Lãi suất của các ngân hàng cũng không ổn định. Trong tình trạng lạm phát tăng cao như hiện nay, giá cả tăng vọt, chi phí đầu vào (nguyên – nhiên vật liệu) cũng tăng mạnh, lãi suất vay vốn tăng, việc vay vốn đầu tư từ các ngân hàng lại càng gặp nhiều khó khăn hơn. Không chỉ có vậy, số lượng lực lượng lao động ở nước ta còn thiếu, không đáp ứng được nhu cầu phát triển chung.

Lạm phát tăng, giá tăng. Việc thu hút vốn thông qua phát hành trái phiếu cũng gặp nhiều khó khăn hơn khi giá cổ phiếu của Tổng Công ty đang giảm dần do thị trường chứng khoán suy giảm.

Chương 3:

GIẢI PHÁP ĐỂ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ CỦA TỔNG CÔNG TY

Một phần của tài liệu Các giải pháp thu hút vốn đầu tư vào phát triển nhà và đô thị của Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Việt Nam VINACONEX (Trang 53 - 57)