Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu

Một phần của tài liệu Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu thời cơ và thách thức doc (Trang 32 - 34)

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FD

3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu

hoảng tài chính toàn cầu

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới khiến dòng vốn FDI toàn cầu bị thu hẹp, thì việc nhận định được những thách thức và thời cơ đối với khả năng thu hút FDI là điều kiện cần để có thể đưa ra những giải pháp nhằm tăng cưởng thu hút FDI vào Việt Nam

3.2.1. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam

Sự phàn nàn của các nhà đầu tư đã đầu tư vào Việt Nam trong báo cáo đánh giá môi trường đầu tư ở Việt Nam cho thấy những vấn đề mà Việt Nam càn tiếp tục khắc phục để cải thiện môi trường đầu tư. Có quá nhiều vấn đề còn tồn tại về môi trường đầu tư của Việt Nam có thể khiến cho các nhà đầu tư mới nghi ngại khi có ý định đầu tư và các nhà đầu tư đã đầu tư băn khoăn khi muốn tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh. Khi mà cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới nền kinh tế toàn cầu bằng một màu xám ảm đạm, thì những hạn chế của môi trường đầu tư sẽ càng là rào cản trong việc thu hút dòng FDI vốn đã bị thu hẹp. Mới đây, vào ngày 7 tháng 4 năm 2009 chính phủ đã ban hành nghị quyết 13/NQ- CP về định hướng, giải pháp thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới. Trong đó, các giải pháp để tiếp tục thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tập trung vào các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam và tâp trung xúc tiến đầu tư. Cụ thể, nghị quyết đã thống nhất giao các Bộ, ngành và địa phương tổ chức triển khai thực hiện bảy nhóm giải pháp cấp bách liên quan đến (1) chính sách thu hút đầu tư, (2) quy hoạch, (3) cải thiện cơ sở hạ tầng, (4) nguồn nhân lực, (5) công tác phối hợp trong quản lý nhà nước, (6) xúc tiến đầu tư và (7) các giải pháp khác để tiếp tục thu hút và quản lý tốt nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới.

Thứ nhất, về nhóm giải pháp liên quan tới chính sách thu hút đầu tư, Chính phủ chỉ đạo, tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách về đầu tư, kinh doanh, phủ chỉ đạo, tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách về đầu tư, kinh doanh, ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư vào một số lĩnh vực, thực hiện các biện pháp thúc đẩy tỉ lệ vốn đầu tư nước ngoài thực hiện.

Thứ hai, là nhóm giải pháp liên quan tới quy hoạch: công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt để làm cơ sở cho việc đánh giá và cấp phép đầu tư, hoạch đã được phê duyệt để làm cơ sở cho việc đánh giá và cấp phép đầu tư, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, các địa phương đứng ra tháo gỡ những vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện để nhà đầu tư triển khai dự án thuận lợi nhựng vẫn phải dựa trên cơ sở đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân nằm trong diện phải giải tỏa. Ngoài ra, các cơ quan có trách nhiệm cần tiếp tục hoàn thiện các quy hoạch dựa trên sự tương hợp giữa quy hoạch ngành, quy hoạch lãnh thổ, quy hoạch vùng.

Thứ ba, là nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng: Nhằm nhanh chóng cải thiện những bất cập về cơ sở hạ tầng, Bộ Kế hoạch Đầu tư sẽ tiến hành tổng rà soát, điều chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu

hạ tầng. Chính phủ cần tranh thủ tối đa các nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực này và dành sự ưu tiên cho các dự án: cấp - thoát nước, vệ sinh môi trường; hệ thống đường cao tốc; nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt sản xuất và sử dụng điện từ các loại năng lượng mới; mở rộng hình thức cho thuê cảng biển cũng như đối tượng cho phép đầu tư vào dịch vụ cảng biển, đặc biệt là dịch vụ hậu cần cảng biển. Mặt khác, cấn sử dụng hiệu quả phần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong gói kích cầu 6 tỷ $ của chính phủ để ngăn chặn đà suy thoái của nền kinh tế. Việc đầu tư trọng tâm, trọng điểm cần phải được thực hiện cùng với quyêt tâm hạn chế thất thoát, lãng phí, nâng cao hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.

Thứ 4, trong nhóm giải pháp về nguồn nhân lực, Nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động và cải thiện đời sống của người lao động. Nguồn lao động trẻ và rẻ là một ưu thế của Việt Nam trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài , tuy nhiên, ưu thế này sẽ mất dần giá trị khi các nhà đầu tư ngày càng quan tâm hơn tới chất lượng lao động, tác phong làm việc và mức độ ổn định của nguồn lao động. Trong thời gian vừa qua, một trong những khó khăn mà doanh nghiệp FDI gặp phải đó là thiếu nguồn lao động chất lượng cao, hơn nữa, là hiện tượng lao động từ nơi khác chuyển đến sinh sống tại các khu công nghiệp là rất phổ biến. Đời sống của người lao động thường rất bấp bênh và khó khăn do đồng lương thì hạn chế mà người lao động phải đối mặt với sự tăng giá vùn vụt của tất cả các mặt hàng, dặc biệt là chi phí sinh hoạt và ăn ở. Chính vì thế, các cuộc bãi công xảy ra thường xuyên đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI. Vì vậy, ngoài việc quan tâm tới đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bằng việc xã hội hóa giáo dục, đào tạo theo nhu cầu của thị trường, thay đổi và hiện đại hóa chương trình dạy và học… Thì vấn đề cải thiện đời sống của người lao động cũng cần phải được quan tâm. Một mặt, địa phương phải đứng ra bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động thông qua việc hướng dẫn người lao động chú ý tới các điều khoản của hợp đồng lao động khi kí kết với nhà đầu tư. Hơn nữa, cần tập trung đầu tư vào nhà ở cho người lao động có thu nhập thấp, cho công nhân ở các khu công nghiệp để họ yên tâm làm việc và cuộc sống của họ ổn định hơn. Chính phủ cũng yêu cầu hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan tới việc hợp tác với các đối tác nước ngoài trong đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu để tái cơ cấu nguồn nhân lực cho phù hợp với cơ cấu kinh tế theo ngành và theo vùng, nhằm giảm thiểu tình trạng thất nghiệp do không tương hợp về cung cầu lao động. Ngoài ra, để đảm bảo ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động bị mất đất để làm dự án, đội ngũ lao động này cần phải được đào tạo để nâng cao trình độ, có khả năng tìm một việc làm thay thế, quy định các dự án đầu tư nước ngoài tại địa phương phải ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương và đào tạo họ cho phù hợp với yêu cầu

Thứ 5 là nhóm giải pháp về công tác phối hợp trong quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐTNN. Chính sự phân cấp mạnh mẽ trong quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài đã dẫn tới sự bùng nổ của các dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian nhưng lại không có sự tương xứng giữa chất và lượng. Dẫn tới một số địa phương đã tìm cách để cấp phép đầu tư vượt cấp đối với một số dự án, cấp phép đầu tư các dự án nằm ngoài quy hoạch, hay câp phép cho các dự án ngay cả khi các dự án này không đảm bảo về mặt hiệu quả kinh tế xã hội do tâm lý "chạy đua" trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Để hạn chế tình trạng đó, Trung ương và địa phương sẽ phối hợp chặt chẽ trong việc cấp phép và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài. Tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý đầu tư nước ngoài.

Thứ 6 là nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư: xúc tiến đầu tư đã được thực hiện và phần nào có tác dụng nhất định trong việc quảng bá về hình ảnh và môi trường đầu tư của Việt Nam tới các đối tác đầu tư. Tuy nhiên, đứng trước bối cảnh khó khăn như hiện nay, khi mà số lượng các nhà đầu tư tiềm năng đã bị thu hẹp về quy mô và chuyển hướng thì thực hiện xúc tiến đầu tư cần có sự thay đổi theo hướng tập trung hóa. Nội dung này sẽ được trình bày kĩ hơn ở các giải pháp sau. Bên cạnh đó, việc xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư trong giai đoạn

2009-2010 cũng cần gấp rút thực hiện, đi kèm với việc tổ chức khảo sát nghiên cứu và xây dựng gồm nghiên cứu, xây dựng mô hình cơ quan xúc tiến đầu tư ở Trung ương và địa phương nhằm chuyên nghiệp hóa hoạt động này.

Bên cạnh 6 nhóm trên, Chính phủ cũng đề ra một số giải pháp khác như: duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành với các nhà đầu tư, đặc biệt là Diễn đàn doanh nghiệp hàng năm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra..Tiếp tục cải cách hành chính, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã kí kết, đối xử công bằng với nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài… sẽ tiếp tục là các giải pháp mà Việt Nam cần quan tâm

Một phần của tài liệu Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu thời cơ và thách thức doc (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w