Bảng 2.11: Cảm nhận về môi trường kinh doanh ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu thời cơ và thách thức doc (Trang 25 - 30)

stt

Các chỉ tiêu Các doanh nghiệp DN nước ngoài DN trong nước

1 Cơ sở hạ tầng 1.94 1.77 1.98

2 Bảo vệ sở hữu trí tuệ 1.97 1.90 1.99

3 Hệ thống tòa án 2.11 1.82 2.18

4 Dịch vụ hành chính 2.14 1.92 2.21 5 Nguồn lao động có tay nghề 2.18 2.40 2.21

6 Tiếp cận đất đai 2.23 2.17 2.24

7 Tiếp cận ngoại hối 2.30 2.37 2.27

8 Khung pháp lý 2.31 2.13 2.37

9 Hệ thống thuế 2.34 2.27 2.36

10 Tiếp cận hành chính 2.35 2.22 2.39 11 Chi phí hoạt động kinh doanh 2.38 2.54 2.34 12 Quản lý kinh tế Vĩ mô 2.40 2.31 2.43 13 Khả năng cạnh tranh 2.43 2.58 2.38 14 Tiếp cận thông tin 2.45 2.26 2.51

Cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài đều khá thống nhất về việc đánh giá các chỉ tiêu, tuy nhiên còn một số khác biệt:

Cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài đều nhất trì 4 nhân tố kém nhất của môi trường đầu tư- bốn nhân tố vốn đứng cuối bảng ở năm 2007 lại tiếp tục đứng cuối. Đây cũng là bốn nhân tố cần tập trung cải thiện mới có thể nâng cao tính cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam . 5 chỉ số đứng cuối bảng là: “Cơ sở hạ tầng” đạt điểm kém nhất, 1,94. Các chỉ số tiếp theo là “Bảo vệ sở hữu trí tuệ” 1,97 điểm; “Hệ thống tòa án” 2,11 điểm; “Dịch vụ hành chính” 2,14 điểm; “Nguồn lao động có tay nghề” 2,18 điểm.

Cơ sở hạ tầng tiếp tục là nhân tố đứng cuối bảng, với sự than phiền về thiếu hụt điện năng, hệ thống giao thông kém, thiếu cảng biển, …làm gia tăng chi phí vận chuyển và chi phí sản xuất, thậm chí làm vỡ hợp đồng, từ đó làm tăng giá thành, giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Bảo vệ sở hữu trí tuệ vẫn là lĩnh vực tiếp tục bị các doanh nghiệp đánh giá thấp, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài. Báo cáo cũng cho rằng việc chấp hành các luật lệ, quy định của

Việt Nam trong lĩnh vực này còn rất nhiều hạn chế mặc dù chúng ta đã gia nhập WTO và Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực từ đầu năm 2006.

Theo báo cáo, hệ thống tòa án và thực thi pháp luật cần phải được xem xét và điều chỉnh. Thủ tục hành chính cồng kềnh, thực thi hợp đồng mất nhiều thời gian là một trong những nguyên nhân khiến Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước có hệ thống tòa án kém hiệu quả.

Chỉ số “Hiệu quả của dịch vụ hành chính” thấp liên tục là vấn đề tồn tại mà Chính phủ vẫn đang nỗ lực giải quyết. Một điều đáng quan ngại mà các doanh nghiệp cho rằng đã cản trở đến việc thực thi các thủ tục hành chính đó là sự không hợp lý, thiếu hoàn thiện và nhất quán của hệ thống pháp luật trực tiếp liên quan tới các thủ tục hành chính. Điều này đã gây ra sự bất bình đẳng trong đối xử với các doanh nghiệp, gây khó dễ hay không thống nhất được quan điểm giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp,…

”Nguồn cung lao động tay nghề cao” tiếp tục là mối bận tâm của cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, khối doanh nghiệp trong nước tỏ ra kém lạc quan hơn doanh nghiệp nước ngoài về chỉ số này, chứng tỏ doanh nghiệp trong nước đang “tụt hậu” trong cuộc cạnh tranh tìm kiếm lao động chất lượng. Điều này cho thấy, lợi thế về nguồn lao động rẻ có thể không thể bù đắp được yếu kém từ nguồn lao động có trình độ lao động không tương xứng với đòi hỏi của nhà đầu tư.

Tuy thế, cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài đều cho rằng, VIệt Nam đã có những cải thiện đáng kể trong việc cải cách hành chính, phá bỏ các rào cản gia nhập thị trường, cung ứng các dịch vụ điện và viễn thông, cũng như đối xử công bằng hơn giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài

2.2.2. Những cơ hội mà Việt Nam có thể tận dụng trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu tài chính toàn cầu

“Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, đây quả là giai đoạn khó khăn đối với các doanh nghiệp và cả chính phủ các nước trong việc duy trì một sự ổn định vĩ mô cho nền kinh tế, dần đưa nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng. Tất nhiên, trong lúc này, nhu cầu đầu tư FDI toàn cầu sẽ bị giảm sút nhưng không phải là cắt hoàn toàn. Vì đầu tư FDI với các ưu điểm của nó như tăng hiệu quả sử dụng vốn bằng việc tận dụng các lợi thế so sánh tại nước tiếp nhận đầu tư, kéo dài chu kì sống của công nghệ…sẽ là một cứu cánh cho các doanh nghiệp. Theo số liệu thống kê thì FDI toàn cầu năm 2008 ước đạt 1600 tỷ $, giảm khoảng 10 so với mức FDI kỉ lục được thiết lập vào năm 2007. mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính và tín dụng bắt đầu xảy ra từ nửa cuối năm 2007, song FDI toàn cầu vẫn tăng 30, đạt 1.830 tỉ USD trong năm 2007, cao hơn khoảng 400 tỉ USD so với mức kỷ lục của năm 2000. Xu hướng FDI tăng mạnh này được phân bổ đều ở tất cả các vùng; Mỹ vẫn là nước tiếp nhận FDI nhiều nhất, tiếp đến là Anh, Pháp, Canada, Hà Lan và các nước phát triển.Nguồn FDI đổ vào các nước đang phát triển cũng lên mức cao kỷ lục với 500 tỉ USD, tăng 21 so với năm 2006; trong đó, khu vực Nam á, Đông á, Đông Nam á và châu Đại Dương chiếm 1/2 tổng vốn FDI. Có nhiều dự báo khác nhau về mức FDI toàn cầu trong năm 2009, nhưng phần nhiều là các dự báo bi quan, tất cả các dự báo đều cho rằng FDI toàn cầu 2009 sẽ giảm.Tuy nhiên mức giảm sẽ không đều nhau ở tất cả các vùng. Chính lúc này, các nước đang phát triển, vốn chỉ chịu ảnh hưởng gián tiếp từ cuộc khủng hoảng sẽ bật lên trong việc thu hút FDI từ các nước phát triển, do môi trường đầu tư được kì vọng là sẽ an toàn hơn cho các nhà đầu tư. Với tình hình của Việt Nam, như trên đã phân tích, rõ ràng Khủng hoảng tài chính toàn cầu với vai trò như một tác nhân xấu từ bên ngoài cùng với những hạn chế từ chính bản thân Việt Nam trong quá trình thu hút FDI sẽ là những trở ngại lớn trong thu hút FDI trong năm 2009. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Việt Nam hoàn toàn gặp khó khăn, trong những mảng màu xám ấy, vẫn có những thuận lợi mà Việt Nam có thể khai thác và tận dụng để tiếp tục tăng cường thu hút FDI trong năm tới.

2.2.2.1. Trong điều kiện khủng hoảng niềm tin, Việt Nam vẫn tiếp tục được đánh giá là điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư

Việt Nam vẫn tiếp tục là điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư, do các nguyên nhân sau:

Thị trường tài chính Việt Nam ít bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới.

Như phân tích đã nêu ở trên, thị trường tài chính Việt Nam ít chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới do độ mở của thị trường tài chính chưa rộng và kết cấu thị trường còn đơn giản.

Tình hình chính trị và an ninh xã hội ổn định. Hai trong 10 sự kiện kinh tế chính trị nổi

bật năm 2008 của Thế giới là sự bất ổn trong hệ thống chính trị Thái Lan và cuộc khủng bố vào MumBai ấn Độ. Sự bất ổn về mặt chính trị là một trong những nhân tố quan trọng khiến nhà đầu tư FDI thay đổi quyết định đầu tư vào hai quốc gia này. Bất ổn chính trị trầm trọng suốt thời gian qua trên chính trường Thái Lan đã ảnh hưởng trầm trọng tới tình hình ồn định chính trị và kinh tế. Mặc dù chưa có tình hình đầy đủ về tình hình đầu tư FDI vào Thái Lan trong thời gian qua, nhưng chắc chắn những bất ổn về chính trị sẽ khiến cho các nhà đầu tư cân nhắc trước khi quyết định đầu tư vào đất nước

Cuối tháng 11, thủ phủ tài chính Mumbai của ấn Độ đã rung chuyển bởi hàng loạt các cuộc tấn công khủng bố kinh hoàng và đẫm máu. Các khách sạn sang trọng, nhà ga đông đúc và nhà hàng đông người nước ngoài qua lại đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công. Hàng loạt vụ tấn công khủng bố được ví như sự kiện 11/9 của ấn Độ đã cướp đi sinh mạng của gần 200 người. Vụ khủng bố Mumbai còn phủ bóng đen lên mối quan hệ giữa hai nước láng giếng Nam á là ấn Độ và Pakistan, khiến hai nước suýt rơi vào một cuộc chiến tranh. Đây là một tin được xếp vào top 10 sự kiện quốc tế tiêu biểu của năm 2008. Và nó có lẽ cũng sẽ được xếp hàng đầu trong những quan ngại của các nhà đầu tư khi tìm hiểu về môi trường đầu tư của ấn Độ. Rõ ràng, sự ổn định chính trị chi phối rất lớn tới quyết định của các nhà đầu tư, bởi công việc sản xuất kinh doanh của họ chỉ được tiến hành một cách xuôn xể và thuận lợi khi tình hình an ninh xã hội được đảm bảo, tình hình chính trị ổn định với một chính phủ được duy trì lâu dài và quyền lực đảm bảo. Không những vậy, tính ổn định trong việc thực thi các chính sách của chính phủ các nước cũng được xem như là một nhân tố đánh giá sự ổn định chính trị của quốc gia đó.

Tình hình kinh tế- xã hội tiếp tục được duy trì ổn định. Như đã phân tích ở phần trên,

năm 2008 được coi là năm đầy sóng gió với nền kinh tế Việt Nam, khi mà Việt Nam phải đối mặt đồng thời sự bất ổn kinh tế do sức ép tăng trưởng qua nóng và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, không những thế, những biến động về giá cả nguyên vật liệu, cơn khủng hoảng giả về giá lương thực và tình hình thiên tai đã khiến cho nền kinh tế Việt Nam càng thêm khó khăn. Kết quả là hàng loạt những sự kiện đã khiến năm 2008 được ghi dầu bởi những quyết sách mạnh tay của chính phủ, đặc biệt là trong việc thực hiện gói giải pháp 8 điểm nhằm kiềm chế lạm phát và việc thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt của ngân hàng nhà nước để điều chính lãi suất và thị trường tài chính,… Những nố lực đáng ghi nhận của chính phủ trong việc duy trì các biến số vĩ mô ổn định của nền kinh tế cuối cùng đã vượt qua những cơn bão trái chiều khó chịu và đưa con tàu kinh tế Việt Nam cập đích an toàn với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 6,23, GDP bình quân đầu người lần đầu tiên vượt mốc 1.000 USD, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 65 tỷ USD, cao nhất trong 10 năm qua. Như vậy, điều đáng nói ở đây không phải là tính trạng ổn định của nền kinh tế Vĩ mô mà là sự nỗ lực và trưởng thành từng bước của chính phủ trong việc duy trì các biến số kinh tế vĩ mô đó, để đảm báo sự ổn định và sự phát triển bền vững cho nền kinh tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2.2. Trong năm tới, vốn FDI thực hiện vẫn có khả năng duy trì ở mức cao nhờ phần vốn đăng kí gối kỉ lục từ các năm trước vốn đăng kí gối kỉ lục từ các năm trước

Việc thực hiện đầu tư thường không được thực hiện ngay lập tức và thực hiện toàn bộ ngay từ khi đăng kí đầu tư. Điều này là hoàn toàn bình thường vì Nhà đầu tư khi thấy cơ hội và đánh

giá được mức độ tiềm năng của môi trường đầu tư sẽ tiến hành thủ tục đầu tư nhưng lại cần thêm thời gian để chuẩn bị vốn, tâm lí “xí phần” là hoàn toàn có. Hơn nữa, do độ trễ của hoạt động đầu tư, nên để tăng hiệu quả của hoạt động đầu tư, nhà đầu tư phải phân kì đầu tư hợp lý, vốn thường được triển khai ít ở giai đoạn đầu và triển khai dồn dập ở các giai đoạn sau, để tiết kiệm chi phí huy động vốn, từ đó, tăng hiệu quả của hoạt động đầu tư. Vì vậy, Việt Nam hoàn toàn có thể lạc quan về lượng vốn triển khai tiếp từ các dự án đã đăng kí và triển khai trước đó ở Việt Nam do tỉ lệ vốn đăng kí gối đầu đạt kỉ lục từ các năm trước đó nếu tiếp tục triển khai vào năm 2009 thì số vốn FDI thực hiện sẽ khả quan.

2.2.2.3. Việt Nam được đánh giá là bãi đáp an toàn cho các Nhà đầu tư chuyển từ Trung Quốc và các nước lân cận sang. Quốc và các nước lân cận sang.

Không thể phủ nhận vai trò của FDI đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung và cả các quốc gia đi đầu tư và tiếp nhận đầu tư nói riêng, FDI với ưu thế của nó đang ngày càng khẳng định vị thế quan trọng trong các dòng vốn luân chuyển trên thế giới. Một khi thê giới càng phẳng, các hàng rào xâm nhập lẫn nhau giữa các nền kinh tế dần bị gỡ bỏ, thi FDI sẽ càng khẳng định được vị thế. Điều này đã được chứng minh bằng con số FDI đạt kỉ lục năm 2007: 1500 tỷ $ vượt xa mức 1.400 tỷ $ năm 2004 và tiếp tục tăng tới 1600 ty $ năm 2008 bất chấp cuộc khủng hoảng tài chính thế giới phủ bóng đen lên toàn cầu. Tuy mức dự báo FDI toàn cầu năm 2009 sẽ giảm ước chừng 15, song mức giảm ở các thị trường khác nhau sẽ không giống nhau. Bởi lẽ, từ các năm trước, Hoa Kì luôn là quốc gia đứng đầu trong thu hút FDI, nhưng năm 2009, với tư cách là kẻ tội đồ của cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng cũng đồng thời là nạn nhân chịu tác động nặng nề của khủng hoảng FDI vào Mỹ sẽ giảm mạnh hơn các quốc gia khác. ở châu á, Trung Quốc bao gồm cả Hồng Kông là quốc gia có mức thu hút FDI cao nhất, với mức 65 tỷ $ trong năm 2007. Trung Quốc được coi là thị trường lớn cho FDI. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, thì các quốc gia đang phát triển sẽ có cơ hội nhiều hơn trong thu hút FDI do mức độ ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính tại các nước này thường ít trầm trọng hơn so với các nước phát triển, như Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. Vì thế, Dòng FDI có thể sẽ đổi dòng, từ các nước phát triến sang các nươc đang phát triển. Hơn nữa, ở Châu á, Khi mà Trung Quốc là quốc gia thu hút nhiều FDI nhất, cũng sẽ đồng nghĩa với việc các quốc gia lân cận Trung Quốc, trong đó có Việt Nam sẽ có ưu thế trong việc thu hút các nhà đầu tư chuyển từ Trung Quốc sang, theo mô hình Trung Quốc cộng một. Bởi lẽ, khi các nhà đầu tư có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng lại không muốn mạo hiểm đầu tư vào một nơi, thì Việt Nam với địa thế gần Trung Quốc, lại có nền kinh tế phát triển với trình độ tương tự, có thể sẽ là lựa chọn của họ.

2.2.2.4. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, chi phí nguyên vật liệu, nhân công và chi phí huy động vốn đều rất rẻ chi phí huy động vốn đều rất rẻ

Sức ép từ sự suy thoái kinh tế toàn cầu khiến cho giá nguyên vật liệu, nhân công và chi phí huy động vốn giảm mạnh. Đây là một thời cơ rất thuận lợi để các dự án có triển vọng cao đi vào triển khai. Cụ thể, các nguyên vật liệu và năng lượng chính phục vụ cho xây dựng và triển khai các dự án đã suy giảm nhanh chóng kể từ tháng 8 năm 2008 khi mà cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ. Đặc biệt là giá dầu thô và thép trên thị trường thế giới.

Trong suốt năm 2007 và nửa đầu năm 2008 giá dầu thô, một nhiên liệu quan trọng hàng đầu

Một phần của tài liệu Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu thời cơ và thách thức doc (Trang 25 - 30)