Dự báo diễn biến kinh tế thế giới trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu thời cơ và thách thức doc (Trang 30 - 31)

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FD

3.1.1. Dự báo diễn biến kinh tế thế giới trong thời gian tớ

Theo một tài liệu vừa mới phổ biến về triển vọng của nền kinh tế thế giới năm 2009, Ngân hàng Thế giới đã đưa ra những dự báo không mấy sáng sủa không những đối với nơi bộc phát cuộc khủng hoảng tài chính, mà còn cho cả các nền kinh tế đang phát triển.

Tỷ lệ tăng trưởng tiếp tục đi xuống

Trước diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế thế giới năm 2009 đứng trước nguy cơ suy thoái trên diện rộng. Theo IMF, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2009 chỉ đạt 2,2% (năm 2008: 3,7%) trong đó hầu hết các nước phát triển đều tăng trưởng âm, tính chung tăng trưởng kinh tế ở các nước này sẽ giảm từ 1,4% năm 2008 xuống -0,3% năm 2009 (trong đó, Mỹ: -0,7%; Khu vực đồng EUR: -0,5%; Nhật Bản: -0,2%; Anh: -1,3%), các nước đang phát triển mặc dù tăng trưởng vẫn dương nhưng mức tăng trưởng sẽ sụt giảm mạnh do xuất khẩu và đầu tư suy giảm (Trung Quốc: 8,5%; ấn Độ: 6,3%; ASEAN5: 4,2%; Nga: 3,5%; các nước Trung-Đông Âu: 2,5%). Hệ thống tài chính thế giới trong tình trạng rủi ro cao, giá hàng hoá thế giới nhiều khả năng suy giảm mạnh và đồng USD sẽ biến động phức tạp. Trong khi đó theo dự báo của Ngân hàng thế giới, Tỷ lệ tăng trưởng chung của toàn thế giới trong năm 2009 sẽ chỉ ở mức 0,9%, thấp nhất kể từ năm 1970 đến nay. ở các nước công nghiệp hóa, tỷ lệ này chỉ còn 0,1%, trong khi tại các nước đang phát triển, mức tăng trưởng từ 7,9% năm 2007 và 6,3% năm 2008 sẽ giảm, còn 4,5% trong năm mới 2009. Riêng khu vực các nước Trung Đông và Bắc Phi, cũng bị giảm từ 5,8% xuống còn 3,9%.

Các nhà phân tích cho rằng nền kinh tế thế giới sẽ thoát khỏi khủng hoảng trong năm 2009, song tỷ lệ tăng trưởng 0,9% dự báo nhiều bất ổn đang chờ đợi, khi mà tỷ lệ gia tăng dân số toàn cầu trong giai đoạn 2005-2010 ở mức 1,1%

Bi quan hơn, Theo Deustche Bank, tăng trưởng GDP của thế giới năm 2009 sẽ chỉ còn 0,2%, kinh tế Mỹ và khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu sẽ suy giảm lần lượt 2% và 2,5%. Tại Trung Quốc, nước tiêu thụ khá nhiều hàng hoá như bạch kim, đồng, quặng sắt và dầu thô, tăng trưởng kinh tế năm 2009 sẽ là 7% và 6,6% năm 2009.

Thị trường thế giới tác động nặng nề lên các nước đang phát triển

Các nước đang phát triển trong những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng là nhờ sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới và xuất khẩu sang các nước phát triển. Tuy nhiên, do

tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh, khiến cho Doanh số thương mại thế giới trong năm 2009 sẽ sụt giảm 2,1% so với năm 2008. Các nước đang phát triển ít tiếp xúc với thị trường tài chính quốc tế, vì thế sự suy thoái tác động lên nền kinh tế của họ theo cơ chế gián tiếp, qua thị trường xuất khẩu.

Giá cả tiếp tục biến động, lạm phát chưa được kiềm chế có hiệu quả

Năm 2008, giá cả nhiều mặt hàng tăng đột biến, trong đó giá lương thực có lúc tăng hơn 100 và giá dầu thô lên đến 147 USD/thùng. Hậu quả của tình trạng này là người tiêu dùng tại các nước đang phát triển phải chi thêm 680 tỉ USD trong năm 2008, đẩy thêm 130 đến 155 triệu người vào cảnh nghèo đói. Cũng từ đó đã phát sinh tình trạng lạm phát. ở hầu hết các nước đang phát triển, tỷ lệ lạm phát từ 5% trở lên và hơn 50% trong số đó có tỷ lệ lạm phát lên đến hai con số.

Sang năm 2009, giá dầu thô sẽ ở mức bình quân 75 USD/thùng, giá lương thực sẽ giảm khoảng 23% so với mức bình quân của năm 2008. Một số dấu hiệu hồi phục sẽ xuất hiện khi thị trường nhà ở tại Mỹ đi dần đến ổn định, có những tiến bộ trong việc dàn xếp nợ vay giữa các nước chủ nợ và con nợ, các điều kiện về tín dụng được nới lỏng nhờ các khoản tiền khổng lồ được các chính phủ tung ra để cứu vãn nền kinh tế.

Lạm phát giảm: Do kinh tế thế giới suy giảm, nhu cầu tiêu thụ hàng hoá toàn cầu và do

đó giá cả cũng giảm đối với hầu hết các mặt hàng. Điều này làm cho lạm phát ở hầu hết các nước cũng giảm. Theo IMF, tại các nền kinh tế phát triển, lạm phát ngắn hạn sẽ giảm xuống dưới 1,5% vào năm 2009 (so với mức dự kiến 3,6% năm 2008). Trong đó, lạm phát của Mỹ sẽ giảm từ mức dự kiến 4,2% năm 2008 xuống mức 1,8% năm 2009 và 1,7% năm 2010. Tại các nền kinh tế mới nổi, lạm phát được dự báo cũng sẽ giảm xuống 7,1% năm 2009 (so với mức dự kiến 9,2% năm 2008), mặc dù giảm chậm hơn. Trong đó, lạm phát của Trung Quốc được dự báo có xu hướng giảm từ 6,4% năm 2008, xuống 4,3% năm 2009 và 3,89% năm 2010.

Trong một báo cáo về Triển vọng kinh tế Châu á năm 2009, Citi đã dự báo lạm phát toàn cầu sẽ giảm từ 5,2% năm 2008 xuống 2,5% năm 2009 và 2,6% năm 2010; lạm phát tại các nước công nghiệp giảm từ 3,4% năm 2008 xuống 0,8% năm 2009 và 1,1% năm 2010; lạm phát tại các nước thị trường mới nổi giảm từ 8,8% năm 2008 xuống 5,8% năm 2009 và 5,3% năm 2010.Giảm phát có thể trở thành rủi ro đối với nhiều nền kinh tế châu á, đặc biệt đối với khu vực chế tạo. Tuy nhiên, tại một số quốc gia, rủi ro lạm phát vẫn hiện hữu do giá cả hàng hóa ở mức cao và sức ép đối với các điều kiện nguồn cung tại chỗ tác động đến yêu cầu tăng lương và kỳ vọng lạm phát.

Một phần của tài liệu Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu thời cơ và thách thức doc (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w