CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FD
3.1.2. Kịch bản cho nền kinh tế Việt Nam trong năm
Nhận định đánh giá của các chuyên gia kinh tế, các tổ chức tài chính đã dựng lên ba kịch bản cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2009: Lạc quan, Trung bình, Bi quan
Kịch bản lạc quan: Quốc Hội, Bộ KH&ĐT, World Bank dự báo nền kinh tế Việt
Nam sẽ tăng trưởng cao hơn năm 2008 với mức 6,5%. Quan điểm lạc quan trên dựa trên các giả định xuất khẩu Việt Nam vẫn giữ được tiềm năng phát triển tốt mặc dù sẽ gặp nhiều khó khăn do thị trường tiêu thụ bị thu hẹp và đạt mức tăng trưởng 13%, giá trị xuất khẩu đạt 70- 72 tỷ USD, lạm phát sẽ được kìm chế ở mức 10%-12%. Đầu tư nước ngoài tuy có suy giảm song vẫn ở mức cao, vẫn phục vụ tốt cho nền kinh tế FDI thực hiện: 10 tỷ USD. Theo những chuyên gia ủng hộ kịch bản lạc quan này thì cuộc khủng hoảng tài chính thế giới chính là thời cơ đê Việt Nam tái cơ cấu lại nền kinh tế, khẳng định sự hiệu quả trong thu hút FDI, và tạo đà cho sự tăng trưởng, phát triển bền vững.
Kịch bản trung bình: các tổ chức tài chính như IMF, BMI, HSBC, Credit
Suisse, City Group đã đưa ra giả định kinh tế sẽ tăng trưởng xoay quanh mức 5%. Giả định này dựa trên các dự đoán cho rằng Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng khá mạnh từ khủng hoảng toàn cầu nhưng sẽ thể hiện khả năng thích ứng nhanh. Xuất khẩu sẽ Không tăng trưởng, có
thể âm tại thị trường Mỹ, EU do cầu suy giảm mạnh Giá trị xuất khẩu đạt dưới 65 tỷ USD. Lạm phát sẽ hạ nhiệt và giữ ở mức dưới 10% do cầu nội địa giảm mạnh. Đầu tư nước ngoài sẽ bị ảnh hưởng đáng kể bởi suy thoái toàn cầu và chỉ ở mức trung bình FDI thực hiện: 6,5 tỷ USD
Kịch bản bi quan: Trong khi đó, các chuyên gia Deutsche Bank, EIU, CLSA theo đó
kinh tế Việt Nam chỉ tăng trưởng 2.6%-4,1% do chịu tác động nặng nề của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và các yếu kém nội tại của nền kinh tế không được khắc phục. Xuất khẩu sẽ giảm trầm trọng (-40%) do suy thoái kinh tế toàn cầu. Lạm phát ở mức rất thấp 5% - 6% do cầu nội địa suy giảm trầm trọng kéo theo kinh tế trì trệ. Đầu tư nước ngoài suy kiệt và hầu như không có dòng vốn mới dẫn tới suy giảm tăng trưởng.