1. Đặc điểm chung của công ty Cơ Khí Hà Nội.
1.1. Sự hình thành và phát triển của Công ty:
Công ty Cơ Khí Hà Nội, tên giao dịch quốc tế là HAMECO, đăng ký kinh doanh số 108898, trụ sở đặt tại số 24 đờng Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân Hà Nội, là một doanh nghiệp nhà nớc thuộc Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp, Bộ công nghiệp.
Ngày 12/4/1958 đã diễn ra lễ khánh thành và đa vào sản xuất Nhà máy cơ khí đầu tiên của nớc Việt Nam. Đó chính là sự ra đời của Nhà máy cơ khí Hà Nội, đánh dấu một sự kiện trọng đại của nền cơ khí nớc nhà. Lúc bấy giờ Nhà máy có nhiệm vụ là sản xuất các loại máy công cụ có độ chính xác cấp II để trang bị cho ngành cơ khí non trẻ của Việt nam, đáp ứng yêu cầu khôi phục và và phát triển kinh tế, trên cơ sở đó phát huy vai trò của Nhà máy trong nền kinh tế quốc dân. Nhiệm vụ đợc giao thì lớn mà cơ sở vật chất còn nghèo nàn lạc hậu, trình độ CBCNV còn cha cao nhng dới sự lãnh đão của Đảng và đợc sự giúp đỡ cả về vật chất và kỹ thuật của các chuyên gia Liên Xô, đặc biệt là sự quan tâm, nhắc nhở của Bác Hồ đã từng 9 lần về thăm nhà máy trong vòng 5 năm (1958-1963) là những sự động viên khích lệ to lớn đối với tập thể CBCNV nhà máy trong việc thi đua sản xuất, thi đua phát huy sáng kiến kỹ thuật, vợt qua mọi khó khăn ban đầu để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đợc giao.
Bốn mơi bốn năm xây dựng và phát triển lớn lên cùng đất nớc, Công ty cơ khí Hà Nội đã trải qua những khó khăn và thử thách trong tình hình chung của nớc nhà cũng nh tiềm lực có hạn của bản thân nhng cũng có không ít những thành tựu rất đáng tự hào hôm nay.
* Giai đoạn 1985 trở về tr ớc :
Dới cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, Nhà máy cơ khí Hà Nội luôn là một trong những đơn vị đợc Đảng và Nhà nớc quan tâm, nâng đỡ. Đó là giai đoạn gặp nhiều khó khăn do chiến tranh và nghèo nàn lạc hậu nhng
nhà máy vẫn luôn là nhà máy kiểu mẫu trong ngành cơ khí Việt Nam.Trong những bớc đi ban đầu, đợc sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, Nhà máy chỉ lắp ráp máy công cụ và sản xuất thí nghiệm . Bằng chính nỗ lực trong khám phá để cải tiến kỹ thuật, mở rộng mặt hàng, Nhà máy đã có thể chế tạo những loại máy phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao nh máy khoan cần 2A592, máy khoan 525, máy tiện T630, T620, máy tiện vạn năng T925, T812B...Ngoài ra, để phục vụ cho cuộc kháng chiến của dân tộc, nhà máy còn sản xuất các sản phẩm quốc phòng nh: súng cối, thớc ngắm 510, máy bơm xăng cho quân đội...
Song vợt lên mọi khó khăn đó, hầu nh năm nào nhà máy cũng hoàn thành kế hoạch sản xuất, đợc tặng thởng nhiều Huân chơng và danh hiệu Anh hùng lao động cho cả tập thể và cá nhân. Đặc biệt, năm 1975, nhà máy đã vinh dự đợc tặng thởng Huân chơng lao động hạng nhất. Các năm 1975, 1976, 1977 là các năm lao động, sản xuất đạt hiệu quả, năng suất cao. Năm 1978 đợc coi là năm bản lề của kế hoạch 5 năm lần thứ hai, chỉ trong vòng 3 năm (1982-1985) năng suất lao động tăng 8.26%, GTTSL tăng bình quân 11.08%. Năm 1985, Nhà máy cơ khí Hà Nội đổi tên thành Công ty cơ khí Hà Nội .
* Từ 1986:
Cơ chế quản lý nhà nớc chuyển đổi từ thời kỳ bao cấp sang cơ chế thị trờng định hớng XHCN, có sự quản lý của Nhà Nớc. Trong những năm đầu công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nớc là thời kỳ Công ty cơ khí Hà Nội gặp nhiều khó khăn nhất cả về đội ngũ cán bộ quản lý cũng nh cơ chế quản lý. Do đó công ty rơi vào tình trạng khó khăn thừa lao động, thiếu vốn hoạt động, thiếu mặt hàng định hớng, sản phẩm làm ra ứ đọng do chất lợng kém, tiền lơng thấp, không đảm bảo đời sống của CBCNV...
Trong sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trờng, với tinh thần phấn đấu kiên trì, công ty cơ khí Hà Nội quyết tâm từng bớc đẩy lùi khó khăn. Một mặt, công ty vẫn giữ vững mặt hàng truyền thống không ngừng nâng cao chất lợng, đổi mới về mẫu mã, đồng thời đa dạng hoá sản phẩm, bằng các giải pháp nâng cấp thiết bị, ứng dụng tự động hoá, quy hoạch lại các xởng nhằm hợp lý hoá bộ máy quản lý xởng và tăng thêm hiệu quả lãnh đạo sản xuất, đẩy mạnh hợp tác sản xuất trực tiếp với nớc ngoài, nhất là với Liên Xô; cử công nhân, kỹ s, cán bộ đi thực tập nâng cao tay nghề ở nớc ngoài. Công ty
cơ khí Hà Nội đã bắt buộc hạch toán kinh tế độc lập, áp dụng hình thức phân phối lợi nhuận nhằm khuyến khích vật chất đối với ngời lao động trên cơ sở làm việc có hiệu quả. Chủ trơng của nhà máy là lấy nhu cầu thị trờng là mục tiêu quan trọng hàng đầu; do đó, đến năm 1992, sản phẩm của công ty đã dần lấy lại uy tín với khách hàng.
Năm 1993, giá trị tổng sản lợng của công ty tăng 32,8% so với năm trớc, doanh thu đạt 18.086 tỷ đồng, tăng 54,8%. Công ty cũng đã chế tạo đợc máy nghiền xi măng, tu sửa mới đợc nhiều máy móc, tổ chức lại sản xuất, tinh giản biên chế, kiện toàn bộ máy quản lý.
* Giai đoạn từ 1994 đến nay :
Công ty cơ khí Hà Nội đã bớc ra khỏi những khó khăn, dần dần phục hồi và xây dựng phát triển và không ngừng vơn lên chiếm lĩnh thị trờng trong và ngoài nớc, khẳng định vai trò của mình trong nghành cơ khí Việt Nam. Để đạt đợc mục tiêu này, trong thời gian qua, công ty đã áp dụng nhiều mô hình sản xuất kinh doanh, đặc biệt công ty còn có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp ( tiến hành liên doanh với hãng SHIROKI của Nhật bản về chế tạo khuôn mẫu) đồng thời chuyển đổi cơ cấu sản xuất các loại thiết bị, dụng cụ nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trờng. Hiện nay, Công ty cơ khí Hà Nội đang là doanh nghiệp hàng đầu của nghành cơ khí Việt nam, đã đợc nhà nớc tặng th- ởng Huân chơng độc lập hạng III, và có tốc độ tăng trởng cao trong những năm gần đây.Năm 1998, công ty là đơn vị duy nhất trong ngành cơ khí đợc nhà nớc đầu t chiều sâu nâng cao năng lực sản xuất với tổng số vốn 159 tỷ. Năm 2000 là năm có khá nhiều thành tích trong công tác tìm kiếm việc làm, chỉ đạo và ổn định đời sống CBCNVC. đặc biệt năm 2000, công ty đã đợc cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn quản lý chất lợng theo ISO 9002. Về đầu t, hiện đang là năm thực hiện bớc hai của giai đoạn I về đầu t hiện đại hoá xởng đúc, hầu hết các gói thấu đã đợc công ty thực hiện có chất lợng với lãi vay tín dụng u đãi, chế độ giải ngân phù hợp.
Thành quả và kinh nghiệm hơn 40 năm qua, nhất là trong hơn 10 năm đổi mới, là điểm tựa vững chắc để Công ty cơ khí Hà Nội tiếp tục vơn lên mạnh mẽ.