Hệ thống sẽ cung cấp một công cụ để xử lý mô hình OLAP của một
ứng dụng cụ thể: cho phép tổ chức CSDL đa chiều và trên CSDL đã được thiết lập này cung cấp khả năng phân tích dữ liệu một cách dễ dàng, linh hoạt và nhanh chóng nhằm trợ giúp cho việc ra quyết định.
Để thực hiện được những chức năng này, luận văn sử dụng công cụ
Analysis Services của Microsoft SQL Server 2000 với mô hình đối tượng DSO (Decision Support Objects) cho phép tạo ra những ứng dụng quản lý: Databases, DataSources, Dimensions, Cubes và Roles. Ngoài ra ta cũng có thể quản trị an ninh, xử lý Cubes và khai thác mẫu...
5.2. Yêu cầu về hệ thống
Hệ thống phải dễ dàng cho người sử dụng, không cần thiết họ phải là người hiểu biết nhiều về máy tính. Có thể ứng dụng để trợ giúp quyết định trong một phạm vi rộng các bài toán, trong các lĩnh vực khác nhau mà dữ liệu có khuynh hướng đa chiều.
Các quyết định được thực hiện của người sử dụng là hoàn toàn khách quan và đủ căn cứ, dựa trên tiềm tàng của khối lượng lớn các dữ liệu cơ sở
sẵn có (là kết quả của các hoạt động tác nghiệp).
Hệ thống cung cấp một khả năng phân tích khá mạnh, cho phép người sử dụng có thể:
• Cắt lát các khối đa chiều theo các mức, các chiều tùy chọn.
• Khoan sâu xuống các mức dữ liệu chi tiết.
• Cuộn lên các mức dữ liệu tổng hợp hơn (theo phân cấp chiều).
phân tích dữ liệu của mình ở các giao diện và màn hình thể hiện kết quả đa chiều. Với hệ trợ giúp quyết định này, người sử dụng sẽ dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng trong việc ra các quyết định cho bài toán ứng dụng thực tế
của mình bằng cách thực hiện các công việc sau:
(1). Xác định yêu cầu của bài toán ứng dụng cụ thể.
(2). Xây dựng mô hình OLAP cho bài toán, hướng đến việc giải quyết các yêu cầu này. Đây là công việc phụ thuộc chủ yếu vào nội dung, yêu cầu của bài toán và rất dễ thực hiện khi sử dụng hệ thống.
(3). Thực hiện một vài thao tác đơn giản để tạo lập cơ sở dữ liệu đa chiều.
(4). Thực hiện việc phân tích dữ liệu thuận tiện, linh hoạt và trực quan. Người sử dụng dễ dàng, linh động trong việc mô tả, thay đổi các yêu cầu truy vấn thông tin (trên bất kỳ mức nào, trên bất kỳ khía cạnh nào của các dữ liệu chứa trong khối) bằng các thao tác chọn lựa đơn giản trên một màn hình thân thiện.
Người dùng sẽ thấy những kết quả phân tích mong muốn dưới dạng các bảng báo cáo tổng hợp rất tiện lợi và linh hoạt trong việc uốn nắn hoạt động phân tích dữ liệu của mình để làm sáng tỏ dần tất cả các thông tin cần thiết,
đủđể dễ dàng ra các quyết định tốt nhất.
5.3. Chức năng chính của hệ thống
Một hệ trợ giúp quyết định dựa vào dữ liệu sử dụng hai thành tố chính là Kho dữ liệu và OLAP sẽ có đầu vào là các dữ liệu thu được từ các hoạt
động tác nghiệp (của các hệ thống tác nghiệp) và đầu ra là các báo cáo, thông tin phân tích dồi dào và phong phú được hiển thị một cách trực quan và linh hoạt. Hoạt động phân tích có thểđược tiến hành một cách dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng. Dựa trên những kết quả của các phân tích này, các nhà quản lý sẽ có đủ các thông tin cần thiết để có thể ra được những quyết định hợp lý
nhất.
Dưới đây là sơ đồ thể hiện kiến trúc của hệ thống trợ giúp quyết định dựa vào dữ liệu:
Hình 5.1. Kiến trúc hệ trợ giúp quyết định dựa vào dữ liệu
Hệ thống sẽđược giới thiệu tập chung vào những khối chức năng quan trọng sau:
• Chức năng tạo lập CSDL đa chiều (Cubes).
• Chức năng phân tích, hiển thị dữ liệu.
5.3.1. Chức năng tạo lập CSDL đa chiều
Là công cụ giúp tạo lập nên các khối và cấu trúc các chiều từ mô hình OLAP của ứng dụng cụ thể. Dữ liệu nguồn được chứa trong bảng Fact. Để tạo khối cần thực hiện các bước như sau:
• Chọn bảng Fact cho khối cần tạo.
• Tạo các đơn vị đo (Measures): chọn các cột (có kiểu dữ liệu là kiểu số) trong bảng Fact để làm các đơn vị đo.
• Tạo lập các chiều dữ liệu: mỗi chiều tương ứng với một bảng (bảng Dimension) trong sơ đồ hình sao mà bảng Fact ở trên là bảng trung tâm. Trong mỗi bảng chiều (Dimension) chọn các cột làm các mức (Level) của chiều đó. Chúng ta cần chọn các mức sao cho có thể đáp
ứng được việc tham chiếu “Roll_up”, “Drill_down” theo mức.
• Xử lý khối.
Ngoài ra chức năng tạo khối ảo giúp ta tạo ra một khối mới từ các khối
đã có bằng cách sử dụng lại các đơn vị đo và các chiều của các khối cũ mà không cần tốn thêm không gian nhớ:
• Chọn các khối mà ta cần tạo khối ảo từ nó.
• Chọn các đơn vịđo cho khối ảo.
• Chọn các chiều cho khối ảo.
• Xử lý khối.
5.3.2. Chức năng phân tích và hiển thị dữ liệu
Sau khi khối đã được tạo, dữ liệu trong khối sẽđược phân tích qua thao tác xử lý khối. Sau đó người sử dụng có thể tham khảo được kết quả phân tích một cách dễ dàng bằng cách thực hiện các thao tác “Roll_up”, “Drill_down” theo mức trên mỗi chiều của khối đã chọn. Với chức năng này ta có thể:
• Khoan sâu xuống các mức dữ liệu chi tiết khi cần.
• Cuộn lên các mức dữ liệu tổng hợp hơn (theo phân cấp chiều) nếu muốn.
• Tạo ra sự linh hoạt và tiện ích cho người sử dụng: dễ dàng mô tả, thay
đổi yêu cầu phân tích dữ liệu.
5.4. Giới thiệu hệ thống
5.4.1. Khởi động Analysis Manager
Khi cài đặt MS SQL 2000 Analysis Services, Analysis Manager cũng
được cài đặt như một công cụ quản trị cho Analysis Server. Giống như
Microsoft SQL Server Enterprise Manager, giao diện khi ta sử dụng Analysis Manager cũng được tích hợp các tiện ích cho việc quản trị. Một cấu trúc cây sẽ xuất hiện bên trái của giao diện quản trị như cấu trúc phân cấp thường thấy trong Windows Explorer.
Khởi động Analysis Manager, ta sẽ thấy giao diện Analysis Manager với tất cả các Analysis Server được thiết lập trong môi trường phía bên trái giao diện. Tên của Analysis Server được tự động gán khi cài đặt MS SQL Server 2000 và giống tên của máy.