Các doanh nghiệp chỉ áp dụng duy nhất tiêu chuẩn ISO 9001

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả và quan điểm của doanh nghiệp về các sản phẩm có nhãn sinh thái tại tp.hcm (Trang 70 - 73)

Qua phiếu thăm dò, chúng tôi nhận thấy số doanh nghiệp áp dụng là 40 doanh nghiệp, chiếm 43.2% trong 117 phiếu hợp lệ. Trong đó 14 doanh nghiệp quốc

doanh chiếm 12%, 14 doanh nghiệp tư nhân chiếm 0.9%, 1 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm 0.9%. Trong 40 doanh nghiệp này thì có 5 doanh nghiệp áp

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD :GS.TSKH. LÊ HUY BÁ ThS. THÁI VĂN NAM

dụng các tiêu chuẩn khác. Phân tích những đữ liệu thăm dò, những vấn để sau

được đưa ra.

4.2.3.1. Doanh nghiệp chưa áp dụng tiêu chuẩn nào

Phân tích việc nắm bắt những thông tin của 40 công ty chưa áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 (không bao gồm ISO 14001) về hệ thống môi trường nhận thấy

Việc nắm bắt các thông tin về hệ thống quản lý môi trường thể hiện được mối quan tâm của doanh nghiệp đối với môi trường xung quanh. Qua thăm dò cho thấy rằng 12 doanh nghiệp trả lời đã tiếp cận và nắm bắt thông tin về hệ thống quản lý

môi trường chiếm 30% doanh nghiệp được thăm dò và 23 doanh nghiệp chiếm 57.5% trả lời mới tiếp cận thông tin. Ngoài ra còn có 5 doanh nghiệp chiếm 12.5% vẫn chưa nói đến HTQLMTT ISO 14001.

Qua đó, chúng ta thấy rằng số doanh nghiệp tiếp cận thông tin về hệ thống quản lý môi trường chiếm 87.5% so với 12.5% số doanh nghiệp chưa tiếp cận ( số

liệu đối với các doanh nghiệp chỉ áp dụng ISO 9001). Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp sau khi áp dụng ISO 9001 đều có xu hướng áp dụng thêm tiêu chuẩn

ISO 14001, vì hai hệ thống tiêu chuẩn này có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau.

4.2.3.2. Phân tích lợi ích đối với 40 doanh nghiệp áp dụng ISO 9001

Việc thực thi hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 hoàn chỉnh sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn cho các chủ thể tham gia. Điều quan trọng là việc tăng uy tín trước các đối tác, người tiêu dùng. Nguyên do các doanh nghiệp này áp dụng các biện pháp bào đảm chất lượng theo phương pháp khoa học giúp sản phẩm từ khâu nguyên liệu đến khi xuất xưởng luôn được đảm bảo chất lượng đồng đều, hạn chế

tối đa sai sót. Quy trình kiểm tra từng khâu một và theo dây chuyền với nguyên lý

sản phẩm đâu ra của khâu này là nguyên liệu của khâu kế tiếp. Kết quả kiểm tra của từng khâu sẽ được văn bản hoá theo chuẩn mực mà tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 quy định. Nhờ đó, doanh nghiệp có hành động phòng ngừa và khắc phục kịp thời những sự cố. Cuối cùng các sản phẩm xuất xưởng được kiểm tra không còn

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD :GS.TSKH. LÊ HUY BÁ ThS. THÁI VĂN NAM

sai sót mới được xuất xưởng. Vì vậy, kết quả thăm dò cho thấy có 20 doanh

nghiệp chiếm 50% cho biết uy tín tăng so với trước khi áp dụng, 17 doanh nghiệp

chiếm 42.5% số doanh nghiệp thăm dò cho biết lợi nhuận công ty tăng lên đáng

kể sau khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001. Trong đó, có 27.5% doanh nghiệp sau khi áp dụng thì uy tín và lợi nhuận cũng đồng thời tăng.

Qua phân tích trên, ta nhận thấy đa số các doanh nghiệp sau khi áp dụng tiêu

chuẩn ISO 9001 thì lợi nhuận và uy tín của họ tăng so với trước khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001.

4.2.3.3. Phân tích những khó khăn sau khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 của 40 doanh nghiệp trên

> 5 doanh nghiệp chiếm 12.5% số doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO

9001 cho biết họ có khó khăn về tài chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

> 15 doanh nghiệp chiếm 37.5% số doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 cho biết họ thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn. Và 9 doanh nghiệp chiếm 22.5% số doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 cho biết họ gặp khó khăn về kỹ thuật. Đây cũng là hai khó khăn lớn nhất không như khó khăn về tài chính để xây dựng hệ thống. Điều này cũng có thể chứng tỏ rằng các doanh nghiệp này có khả năng về tài chính để xây dựng hệ thống, chỉ thiếu ngăn trở là thiếu đội ngũ chuyên môn và

các biện pháp kỹ thuật khả thi.

> 1 doanh nghiệp chiếm 2.5% số doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 cho biết họ cần sự hỗ trợ của nhà nước về nhiều mặt khi áp dụng

tiêu chuẩn ISO 9001 có 2 hai trong bốn khó khăn trên.

> Qua phân tích trên, ta nhận thấy rằng Nhà nước cần tổ chức những lớp tập huấn và hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật giúp các doanh nghiệp có thể xây dựng tiêu chuẩn ISO 9001 trong hoàn cảnh hội nhập kinh tế Thế Giới.

Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD :GS.TSKH. LÊ HUY BÁ ThS. THÁI VĂN NAM

4.2.3.4. Phân tích xu hướng áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 của 40 doanh nghiệp này

47.5% doanh nghiệp trong 40 doanh nghiệp này có kế hoạch xây dựng hệ thống ISO 14001 trong tương lai. Như vậy nhu cầu xây dựng hệ thống ISO 14001

dần trở thành xu hướng đối với các doanh nghiệp áp dụng ISO 9001. Tại sao đa số các doanh nghiệp áp dụng thành công tiêu chuẩn lại muốn thực thi tiêu chuẩn ISO

140012 Bởi vì, các doanh nghiệp này sau khi thực thi hệ thống ISO 9001 thì các nhân viên được đào tạo bài bản và quen với phương pháp quản lý tiêu chuẩn quốc

tế ISO 9001. Trong khi đó tiêu chuẩn ISO 14001 và ISO 9001 có nhiều sự tương

đồng từ bước lập kế hoạch, tổ chức, thực thi, kiểm tra và hành động. Do vậy, thời

gian triển khai từ tiêu chuẩn ISO 9001 sang tiêu chuẩn ISO 14001 mất ít thời gian

hơn so với nhưng doanh nghiệp, tổ chức không áp dụng ISO 9001. Thường thời

gian triển khai ISO 14001 mất trung bình là 18 tháng, thì thời gian đối với các

doanh nghiệp đã áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 chỉ mất 6 - 8 tháng. Vì vậy mà chỉ phí cũng giảm 1/2 - 1/3 so với những doanh nghiệp, tổ chức không áp dụng. Với xu hướng 47.5% doanh nghiệp thăm dò có xu hướng áp dụng ISO 14001 thì nhà nước

cần có những biện pháp hỗ trợ thích hợp để xu hướng này trở nên thiết thực hơn.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả và quan điểm của doanh nghiệp về các sản phẩm có nhãn sinh thái tại tp.hcm (Trang 70 - 73)