1. Xu hướng ngành của doanh nghiệp:
Từ vài năm nay, người chơi bóng đá ở Việt Nam, nhất là cư dân các đô thị lớn như TPHCM và Hà Nội bắt đầu hưởng tiện ích của sân cỏ nhân tạo, một loại sân có ưu điểm là chỉ cần đầu tư một lần, không tốn kinh phí chăm sóc, bón phân, tưới nước như sân cỏ tự nhiên (tiết kiệm được từ 90 – 130 triệu lít nước/năm so với sân cỏ tự nhiên); phù hợp với các điều kiện khí hậu khác nhau, nhất là chịu được khí hậu nóng ẩm đặc thù của nước ta. Cỏ nhân tạo, thành tựu khoa học tiên tiến trên thế giới, đã được các công ty xem là một trong những hướng đầu tư đầy triển vọng trong tương lai…
Nguyên nhân chính đầu tư việc lắp đặt các sân cỏ nhân tạo xuất phát từ việc đánh giá đúng nhu cầu của thị trường, khi nhu cầu về sân bãi của các CLB chuyên nghiệp, CLB tư nhân, trường học (nhất là các trường quốc tế) ngày càng tăng cao… Đặc biệt, khi hoạt động giáo dục thể chất ngày càng được chú trọng thì tất yếu sẽ hình thành sự chuẩn hóa về mặt sân bãi cho các em học sinh, sinh viên trong việc luyện tập TDTT và các hoạt động ngoài trời, nên việc đầu tư vào sân cỏ nhân tạo sẽ là một hướng đi đúng trong tương lai không xa.
Phong trào tham gia thể dục thể thao của mọi tầng lớp trong xã hội hiện đang phát triển mạnh mẽ nhằm mục đích rèn luyện sức khỏe, giao lưu học hỏi giữa mọi người với nhau, thắt chặt quan hệ tốt hơn cùng xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh và tạo lối sống lành mạnh cho các thanh thiếu niên ở địa phương. Lịch sử phát triển sân bóng đá mini cỏ nhân tạo:
Một thời gian dài, cỏ nhân tạo vẫn bị coi như giải pháp kém cỏi thay cho cỏ thật. Tuy nhiên, nỗ lực của các nhà nghiên cứu đã giúp nó có thể bước chân vào bóng đá chuyên nghiệp, và người ta thậm chí còn nghĩ đến khả năng sử dụng cho World Cup sắp tới năm 2010.
Cỏ nhân tạo đã có lịch sử dài kể từ khi được phát minh ra vào những năm 1960 và xuất hiện lần đầu tiên trong các sân thi đấu chuyên nghiệp tại Astrodome, thành phố Houston, bang Texas (Mỹ). Giờ đây, thay cho những tấm thảm dệt nilon, cỏ nhân tạo đã có dáng vẻ và cảm giác giống cỏ thực. Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) và Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) đang xem xét việc sử dụng lại vật liệu này, sau khi những nỗ lực đưa nó trở lại sân cỏ bị khắp nơi giễu cợt vào thập kỷ 1980.
"Cỏ nhân tạo từng bị xem như tấm thảm loè loẹt phủ lên trên lớp bê tông", Michael Meyers, giám đốc Phòng nghiên cứu thành tích con người tại Đại học West Texas A&M ở Canyon cho biết. Nhưng ông khẳng định thế hệ cỏ nhân tạo mới nhất "có chất lượng tương đương hoặc thậm chí còn tốt hơn cỏ thật". Những vật liệu nhân tạo này chứa các sợi plastic, được lồng vào như các mao mạch trong "đất" nhân tạo làm từ cát và những viên cao su. Ở một số loại, các mao mạch plastic này được gia cố bằng những vòng xoắn dẻo.
Chúng có nhiều biến thể đến mức Meyers cho biết điều đó giống như "so sánh xe Ford với Chevy, chúng giống nhau nhưng lại khác nhau rất nhiều".
Cỏ nhân tạo có giá rất cao, nhưng những nhà sáng chế cho biết sau một vài năm, nó sẽ xứng đáng với với những gì bỏ ra, đó là chưa kể đến việc chỉ cần rất ít công bảo dưỡng so với các sân cỏ thật.
Lịch sử khó khăn
Ban đầu, cỏ nhân tạo ra đời nhằm mục đích sử dụng cho các điều kiện không thích hợp với cỏ thật, như các sân thi đấu trong nhà, các vùng khô hoặc lạnh. Tuy nhiên, thế hệ cỏ nhân tạo đầu tiên, được một vài câu lạc bộ bóng đá Anh thử nghiệm vào thập kỷ 1980, đã không được các cầu thủ và các fan chào đón. Độ nảy quá cao của bóng đã làm vỡ mộng những người chơi. Chấn thương trên sân cỏ loại này cũng nặng hơn, còn các cầu thủ thì như phải bỏng và ngón chân thì toè ra.
Qua nhiều thử nghiệm cơ sinh học, công ty sản xuất cỏ nhân tạo Global Sports Systems (Texas) và các nhà sản xuất khác đã tạo ra cỏ cao hơn cho phép bóng lăn, bổ sung cát và cao su để mặt sân hấp thụ va chạm tốt hơn và giúp người chơi di chuyển linh hoạt hơn.
Với thế hệ cỏ nhân tạo mới và mềm hơn, chấn thương và sự trầy da cũng đã giảm xuống. Năm 2004, Meyers khám phá ra rằng tỷ lệ các chấn thương nghiêm trọng của các cầu thủ bóng đá nhà nghề Mỹ đã giảm kể từ khi áp dụng các loại cỏ mới này.
UEFA cũng như FIFA rất quan tâm đến những cải tiến trên, và UEFA đã cấp chứng nhận cho một vài loại cỏ nhân tạo được phép sử dụng. Năm 2001, FIFA đã thành lập một bộ các tiêu chuẩn thí nghiệm cho các công ty sản xuất cỏ nhân tạo tuân thủ.
Hiện tại, tất cả các trận thi đấu tại World Cup đều chơi trên sân cỏ thật. Nhưng vào World Cup 2010 tại Nam Phi, cỏ nhân tạo có thể sẽ có tương lai sáng sủa hơn.
Các nhà đầu tư khi xúc tiến dự án kinh doanh sân cỏ nhân tạo thường khó lường hết các tình huống khó khăn trong quản lý kinh doanh sân cỏ nhân tạo nhất là khi các nhà đầu tư không trưc tiếp giám sát kinh doanh, nhất là đối với các dịch vụ đi kèm sân cỏ. Tham khảo một số kinh nghiệm quản lý sân cỏ nhân tạo cũng như các dịch vụ đi kèm, để tăng hiệu quả kinh doanh sân cỏ nhân tạo:
• Quản lý bảo trì, bảo dưỡng sân cỏ nhân tạo:
- Hệ thống sân cỏ khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra, dọn dẹp vệ sinh trên sân tối thiểu 1 (một) lần mỗi ngày.
- Mặt sân cỏ bào trì tối thiểu 6 tháng một lần để đảm bảo mặt cỏ được trám đều, bít bởi hỗn hợp cát, cao su, đảm bảo độ chuẩn xác của đường bóng chuyền, lăn, nảy,...
- Hệ thống đèn chiếu sáng phải được kiểm tra ít nhất sau mỗi sáu tháng sử dụng, kịp thời thay thế phụ kiện đèn chiếu sáng, tránh tình trạng hệ thống chiếu sáng kém chất lượng, ảnh hưởng đến việc kinh doanh sân cỏ, đặt biệt là thời điểm giờ vàng (từ 17 giờ- 21 giờ hàng ngày).
• Quản lý an ninh khu vực sân cỏ:
- Việc đảm bảo an ninh về tài sản như xe máy, xe ô tô cho khách đến chơi thể thao và tài sản thuộc sân bóng phải được đặc biệt chú trọng. Thông thường phải thuê dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp để đảm trách phần an ninh cho khu vực đầu tư sân.
- Ngoài ra, việc bố trí hệ thống camera chung quanh khu vực kinh doanh sân bóng cũng góp phần không nhỏ trong việc quản lý kinh doanh sân bóng. • Quản lý đặt sân, thu phí sân bóng:
Thông thường việc đặt sân có thể qua email hay qua kênh điện thoại hoặc liên hệ trực tiếp. Phải bố trí nhân viên tiếp tân nhận đặt sân và kiểm soát thanh toán lệ phí sân thường xuyên từ 6 giờ sáng đền 22 giờ đêm hàng ngày.
Có thể kiểm soát hiệu quả và thống kê được nhu cầu sân bóng và lợi nhuận nhờ thao tác cập nhật vào phần mềm quản lý sân bóng thực hiện bởi nhân viên tiếp tân.
• Quản lý việc cho thuê hay kinh doanh quần, áo, giày, vớ phục vụ đá bóng trên sân cỏ nhân tạo:
Nhu cầu mua hay thuê quần áo, giày, vớ tại sân bóng là rất lớn, việc kinh doanh dịch vụ này cũng mang lại phần lợi nhuận không nhỏ cho chủ đầu tư. Việc cập nhật liên tục thông tin về nhu cầu khách hàng về mua hay thuê quần, áo, giày, vớ vào phần mềm quản lý sân bóng cũng giúp nhà đầu tư kiểm soát tốt dịch vụ. • Quản lý việc cung cấp nước trà, thức uống giải khát cho khách thuê sân:
Doanh nghiệp có thể quản lý dịch vụ này theo cách tính khoán gộp tiền trà đá vào tiền phí thuê sân (tính cố định chi phí trà đá cho khách thuê sân cho mỗi trận đấu) hoặc tính chi phát sinh về trà đá hoặc nước giải khát khác theo nhu cầu cho mỗi trận đấu và cập nhật chi tiết vào phần mềm quản lý sân bóng. • Chăm sóc sơ cứu tại sân bóng:
Phải đào tạo cho ít nhất 1 nhân viên quản lý sân bóng về kỹ năng sơ cứu trên sân bóng nhằm đảm bảo an toàn cho khách hàng thuê sân, kịp thời giúp đỡ khách hàng trong tình huống khẩn cấp.
• Quản lý các tiện ích phụ trợ:
Bên cạnh các việc quản lý khác, thì việc quản lý vệ sinh khu vực phụ như nhà vệ sinh trong khuôn viên sân bóng cũng rất quan trọng, cần bố trí nhân viên coi sóc việc vệ sinh này để đảm bảo tâm lý thoải mái của khách hàng khi đến thuê sân bóng.
B. Vệ sinh khu vực nhỏ trong khuôn viên cỏ nhân tạo
Việc thu gom các vụn giấy, vỏ hạt đậu phộng và các mảnh nhựa dường như khá dễ dàng, và 1 nhân viên vệ sinh hoàn toàn có thể làm tốt việc này.
Nhưng có vài điều bạn nên lưu ý với các nhân viên vệ sinh cỏ:
• Chổi quét: Nhân viên vệ sinh phải sử dụng chổi quét từ sợi tổng hợp PA hoặc các vật liệu tương tự, độ dài tối thiểu của chổi quét nên từ 2.5 inch và không chứa kim loại.
• Thao tác quét dọn: Việc quét đúng cách sẽ không chải đi mất các hạt cao su trên sân cỏ nhân tạo. Vì thế các thao tác quét dọn là rất quan trọng. Các thao tác đặc biệt khi sử dụng chổi tùy thuộc vào kỹ năng của nhân viên vệ sinh. Nhân viên vệ sinh chỉ nên quét phần trên của sợi cỏ, không nên quét quá sâu vào gốc, sẽ làm tổn hại đến sợi cỏ, chân đế và cuốn đi các vật liệu rải trên sân như hạt cao su, cát.
• Nhiệt độ tối đa: Không làm vệ sinh trong thời tiết mùa hè nóng bức, nhiệt độ cao trên 33oC.
• Việc tỏa khí ga từ các phương tiện giao thông: Để tránh việc tỏa khí ga làm cho sợi cỏ bị nóng chảy, không đậu bất kỳ loại phương tiện giao thông nào trên sân.
• Chảy tràn dầu: Trong quá trình làm vệ sinh, tránh không để dầu, nhớt, mỡ động vật chảy trên bề mặt sân cỏ, bởi vì các chất lỏng này có thể sẽ làm phai màu cỏ. Tuyệt đối không để dung dịch a-xít từ bình ắc-quy chảy xuống sân cỏ. • Tần suất việc vệ sinh: Chỉ nên làm vệ sinh sân cỏ khi cần thiết. Trong suốt thời gian sử dụng, chỉ nên làm vệ sinh từ 1-2 lần/tháng.
• Làm sạch vết bẩn: Hầu hết các vết bẩn đều do sự ẩm ướt, loại sợi cỏ PE nổi tiếng với khả năng chống bị dơ bẩn và không thấm nước. Chính vì thế, các vết bẩn trên sân cỏ PE có thể dễ dàng làm sạch bằng nước hoặc xà-phòng.