Việt Nam có hai vùng châu thổ rộng lớn là châu thổ lớn là sông Hồng ở phía Bắc - diện tích 17.000 km2) và châu thổ sông Cửu Long (Mê Kông) - diện tích gần 35.000 km2ở phía Nam, trong đó vùng châu thổ sông Cửu Long chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ thuỷ triều.
Thủy triều trong sông ở Đồng bằng sông Cửu Long là do từ biển truyền vào. Tính từ biển Đông thủy triều truyền vào hạ lưu châu thổ qua các sông lớn như: sông Tiền, sông Hậu hoặc các sông nhỏ như: Gành Hào, Bồ Đề… Từ vịnh Thái Lan thuỷ triều truyền vào đồng bằng sông Cửu Long qua các sông Cái Lớn, Bảy Háp, Đông Cung, Ông Đốc, Cửa Lớn… Sự xâm nhập mặn do ảnh hưởng triều biển Tây ít hơn so với triều biển Đông. Vùng Đồng Tháp Mười chịu ảnh hưởng chủ yếu là triều biển Đông. Tại khu vực này, do lòng sông hẹp và nông hơn nhiều so với biển, kết hợp với ảnh hưởng của nước thượng nguồn chảy xuôi, cùng với ảnh hưởng khác nên khi truyền triều vào sóng biển bị biến dạng, chính lượng nước thượng nguồn đã làm giảm sự ảnh hưởng của mặn vào sâu đất liền. Do vậy, ảnh hưởng của thuỷ triều đối với đồng bằng sông Cửu Long diễn biến theo mùa rõ rệt – mặn cao nhất đạt ở mùa kiệt. Mùa lũ nước sông từ thượng nguồn đổ về đã đẩy lùi phạm vi hoạt động của các sóng triều ra biển, mùa này sự xâm nhập mặn vào nội đồng là thấp nhất. Ngược lại, trong mùa khô lượng nước thượng nguồn về ít, sóng triều lấn át truyền sâu vào nội đồng. Mặn ảnh hưởng vào nội đồng là lớn nhất.
Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống kênh rạch chằng chịt, ăn thông ra biển với các con sông lớn: sông Tiền, sông Hậu chảy qua đồng bằng đổ ra biển bằng chín cửa có độ rộng từ vài trăm mét đến vài km. Sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây (qua Đồng Tháp Mười) đổ ra biển. Những điều kiện về địa hình,địa lý tự nhiên như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho sự truyền triều –xâm nhập mặn sâu vào nội đồng. Ngoài yếu tố địa hình, địa lý tự nhiên, gió chướng (hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau,
mạnh nhất vào tháng 2 và tháng 3), gió mùa Tây Nam, lượng mưa, lượng nước thượng nguồn từ sông Mê Kông và cả các hoạt động của con người góp phần đến gia tăng sự xâm nhập mặn vào nội đồng.
Những hậu quả của quá trình xâm nhập mặn sâu vào nội đồng:
- Gây hạn nói chung với phạm vi ngày càng rộng hơn, trước hết là cho lúa đông xuân bởi vì không thể lấy nước ở kênh rạch để tưới.
- Nước mặn tràn lên đồng ruộng sẽ làm chết hàng loạt trên những cánh đồng ruộng lớn. Thậm chí ngay cả khi độ mặn còn thấp hơn 1% cũng có thể làm giảm năng suất cây trồng, hoa màu, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản. Nước mặn tràn vào các ao, đìa nuôi thủy sản nước ngọt, sẽ làm giảm năng suất hoặc thất thu hoàn toàn. Ngay cả đối với ao nuôi tôm nước mặn, nếu độ mặn cao quá cũng làm giảm năng suất tôm.
- Gây khó khăn trong cấp nước sinh hoạt: ở các vùng dân cư, nước ngọt trên các sông rạch là nguồn nước sinh hoạt duy nhất, khi nước mặn xâm nhập sẽ gây ra thiếu nước sạch.
Khô hạn kéo dài, ít mưa cũng góp phần làm xâm nhập mặn sâu hơn. Năm 2005, tình trạng xâm nhập mặn sớm, xâm nhập sâu, độ mặn cao và thời gian duy trì dài xảy ra phổ biến ở làm các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Trên sông Tiền, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên mức độ nhập mặn đã tiến sâu vào phạm vi 60–80 km. Còn trên tuyến sông Hậu, nhập mặn cũng vào sâu 60–70 km. Riêng các dòng sông chính như Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ Đông độ mặn đã xâm nhập sâu tới mức kỷ lục 120-140km. Tại Long An, thiệt hại lên tới 16 tỷ đồng, 14.693 ha mía của tỉnh giảm năng suất từ 5–10%; 1.093 hecta lúa ở huyện Đức Hòa đã chết trắng, do bị nhiễm mặn. Tỉnh Sóc Trăng thiệt hại 46 tỷ đồng do 16.500 ha bị hạn, mặn...Hậu Giang có diện tích nhập mặn là 9.000 ha, thiệt hại 11,4 tỷ đồng. Tại các huyện Cần Đước, Cần Giuộc thiếu nước ngọt đang ở mức trầm trọng, hàng nghìn hộ dân thiếu nước sinh hoạt ở các các tỉnh Tiền Giang, Cà Mau.
Năm 2008, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam dự báo, tình trạng hạn- nước mặn xâm nhập sẽ diễn biến gay gắt hơn so với cùng kỳ năm 2007. Thiếu nước sạch cho sinh hoạt, sản xuất nước mặn ngày càng lấn sâu vào đất liền đang có xu thế diễn ra nhiều hơn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tại Cà Mau, trong tháng 3/2008, nước mặn đã xâm nhập nghiêm trọng vào vùng ngọt của huyện U Minh. Tại một số khu vực này, người dân đã phá cácđập để đưa nước mặn vào nuôi tôm làm cho tình hình nhiễm mặn càng trở nên nghiêm trọng. Ngoài Cà Mau, nước mặn đã và đang tiếp tục đe dọa nghiêm trọng đến nhiều vùng khác ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tại TP. Rạch Giá, nước mặn đã xâm ngập sâu vào đất liền, đẩy nước ngọt trên sông Cái Sắn và kinh Rạch Giá- Hà Tiên ra xa hơn. Các cánh đồng trồng rau màu đứng trước nguy cơ thiếu nước tưới và phải kết thúc sớm mùa vụ. Tại Bến Tre, trên sông Cửa Đại, nước mặn vào đến xã Phú Thuận, huyện Bình Đại cách biển 30km tại xã Tân Lợi Thạnh, huyện Giồng Trôm độ mặn đo được đã trên 4‰. Theo dự báo của ngành khí tượng thủy văn, Đồng bằng sông Cửu Long, trong năm 2008, tình hình xâm nhập mặn sẽ diễn biến phức tạp và nước mặn có khả năng xâm nhập vào đất liền 50- 60 km.
Đối với hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai, nguy cơ nhiễm mặn có ý nghĩa quan trọng bởi hệ thống sông này cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất cho một vùng kinh tế
năng động và thành phố đông dân nhất Việt Nam. Nước mặn xâm nhập sâu kết hợp suy giảm nguồn nước ở hạ lưu đã gây ảnh hưởng lớn đến cấp nước sinh hoạt và sản xuất ở nhiều vùng thuộc Nam Bộ và miền Trung.
Tại một số khu vực ở ven biển miền Trung, việc sử dụng nước ngầm để điều chỉnh độ mặn trong các vùng nuôi tôm rộng lớn cũng như sử dụng lãng phí nước trong sinh hoạt đã dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng nguồn nước ngầm. Đối với một số khu vực ở miền Bắc, nguy cơ ngập khi nước biển dâng cao không lớn so với miền Trung và miền Nam,song các tầng nước ngầm cũng có thể bị nhiễm mặn, quá trình nàyđặc biệt quan trọng với các dạng địa tầng đá vôi bởi sự xâm thực nước mặn sẽ trở nên rộng và sâu hơn.
Đối với khu vực ven biển Đồng bằng sông Hồng, tưới tiêu mang tính chất thuỷ lợi vùng triều. Về mùa mưa, nước ngọt xuống gần cửa sông, khi thuỷ triều lên rất thuận lợi cho việc lấy nước tưới. Mùa khô, lưu lượng và mực nước sông giảm, nước mặn lấn sâu vào nội địa.Sau cơn bão số 7 cách đây 3 năm, Thanh Hoá và Nam Định đang phải đối mặt với tình trạng 7.600 ha đất nhiễm mặn. Dưới đây là số liệu khảo sát của Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam, đỉnh mặn lớn nhấtở các sông 4 sông lớn đại diện cho hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình gồm sông Đáy, sông Ninh Cơ, sông Hồng, sông Trà Lý tháng 12/2007.
Bảng 9. Độ mặn tại một số điểm trên 4 hệ thống sông lớn vùng Đồng bằng sông Hồng Tên sông Trạm khảo sát Khoảng cách đến cửa sông Ngày có độ mặn lớn nhất Sđỉnh max (‰) Đ3 10 25/12 16,45 Đ2 22 26/12 0,75 Đáy Đ1 32 26/12 0,12 NC3 10 26/12 26,70 NC2 22 26/12 3,75 Ninh Cơ NC1 32 25/12 0,48 H3 10 26/12 19,35 H2 22 25/12 1,15 Hồng H1 30 26/12 0,12 TL3 10 26/12 21,63 TL2 22 26/12 1,61 Trà Lý TL1 32 25/12 0,15
Nguồn:Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam, 2007
Một ảnh hưởng lớn khác là triều cường dâng cao tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ngập do triều cường tại Tp.Hồ Chí Minh diễn ra ngày càng trầm trọng do quá trình đô thị hóa phát triển nhanh, cộng với mực nước biển có xu hướng ngày càng dâng cao. Từ năm 1990 đến nay, chỉ số mực nước triều tại 7 trạm đo ở Tp.Hồ Chí Minh liên tục tăng lên. Trong khi đó, hầu hết các dự án chống ngập mà Tp.Hồ Chí Minh đang thực hiện đều không tính đến việc chống ngập do triều cường. Theo số liệu từ Đài Khí tượng thủy văn Nam Bộ, đợt triều cường cuối tháng 10/2007 trên thực tế
cao hơn mức dự báo. Đỉnh triều trong hai ngày 27-28/10/2007 đã lên đến 1,48-1,50m, cao kỷ lục lần đầu tiên trong vòng 48 năm qua. Triều cường làm nhiều tuyến đê bị vỡ, thiệt hại hàng chục ha diện tích mặt nước thả cá, nuôi tôm sú và hàng trăm hécta cây cảnh, cây nông nghiệp, thủy hải sản, nhiều tuyến đường bị ngập sâu.