VÀ MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG CAO Ở VIỆT NAM
Trong mấy thập kỷ qua, nhân loại đã chứng kiến và các nhà khoa học trên khắp thế giới đã liên tục báo động về những biến động bất thường của khí hậu toàn cầu.Thích ứng và giảm nhẹ tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu gây ra đã trở thành vấn đề cấp bách, đòi hỏi sự tham gia của tất cả cộng đồng thế giới. Dưới sự hỗ trợ của Hiệp định Khung Quốc tế về Thay đổi Khí hậu (UNFCCC), một số công việc đã được bắt đầu cho Chương trình Hành động Thích ứng Quốc gia. Những hành động này bao gồm cả việc tăng cường xác định các hoạt động ưu tiên, bao gồm cả thích ứng đối với nước biển dâng ở các nước kém phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay chỉ mới có 8 quốc giađang phát triển đã xây dựng đầy đủ Chương trình Hànhđộng Thích ứng Quốc gia Bănglađét, Bhutan, Comoros, Djibouti, Malawi, Mauritania, Niger và Samoa.
Không chỉ các nước nghèo bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng cao, các quốc gia đang phát triển khác cũng bị ảnh hưởng lớn. Nước biển dâng trong khoảng từ 1-3m có thể trở thành hiện thực. Nhưng cho đến nay, rất ít các bằng chứng cho thấy cộng đồng quốc tế quan tâm thích đáng đến việc quy hoạch phân bố dân cư và cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển.
Không phải cho đến bây giờ, Chính phủ Việt Nam mới quan tâm đến vấn đề khí hậu và nước biển dâng cao hiện nay. Có thể kể ra một số sự chuẩn bị cụ thể của Việt Nam trước tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu. Ở cấp quốc tế, Việt Nam đã ký và phê chuẩn Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu và trở thành một bên của Công ước ngày 25/09/2005. Mặc dù Việt Nam không thuộc các nước phải tuân thủ lộ trình cắt giảm phát thải khí nhà kính, song Việt Nam vẫn có thể chủ động xây dựng kế hoạch hành động phù hợp ngay từ bây giờ để tránh những tổn thất trực tiếp cũng như những tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế- xã hội và sự phát triển bền vững của quốc gia. Ở cấp quốc gia, Việt Nam đã lồng ghép chống biến đổi khí hậu vào Luật bảo vệ môi trường, các chương trình như Chương trình nghị sự Agenda 21 của Việt Nam, Chiến lược quốc gia về quản lý môi trường biển và ven biển, Kếhoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020…
Bộ Tài nguyên và Môi trường đãđược chỉ định là Cơ quan đầu mối Quốc gia về các hoạt động có liên quan đến việc thực hiện Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto, Công ước Viên về bảo vệ tầng ôzôn và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn; Thành lập cơ quan đầu mối về Cơ chế phát triển sạch là một trong ba cơ chế của Nghị định thư Kyoto phục vụ phát triển bềnvững tại Việt Nam thông qua các dự án phát triển sạch .
Gần đây nhất, ngày 3/12/2007, Chính phủ đã có Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan xây dựng Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cho chương trình này và trình Thủ tướng Chính
phủ trong quý II/2008. Mục tiêu chung của Chương trình là chú trọng đến nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và xây dựng chính sách của Việt Nam trong giảm nhẹ và thíchứng với biến đổi khí hậu, lồng ghép vào các chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển ngành, địa phương và các cam kết quốc tế. Chương trình Mục tiêu Quốc gia về vấn đề này phải đáp ứng được mục tiêu trước mắt, vừa đáp ứng được mục tiêu lâu dài, mang tính toàn diện, tổng thể.
Trước nguy cơ ảnh hưởng và cảnh báo về biến đổi khí hậu và nước biển dâng, Việt Nam cần làm gì để ứng phó với hiểm họa này. Các hành động trước mắt và lâu dài cần được xem xét và cân nhắc kỹ nhằm thích ứng và giảm nhẹ những tác động bất lợi cho nền kinh tế và đời sống con người.Tại Hội thảo về Biến đổi khí hậu toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam diễn ra tháng 2/2008, các nhà khoa học và các nhà quản lý đã đề xuất 8 giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của Việt Nam gồm:
1) Chấp nhận tổn thất: Phương pháp thích ứng này là phản ứng cơ bản “không làm gì cả”.
2) Chia sẻ tổn thất: Chia sẻ tổn thất giữa cộng đồng dân c ư, bảo hiểm. 3) Làm thay đổi nguy cơ: giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
4) Ngăn ngừa các tác động: Thích ứng từng b ước và ngăn chặn các tác động của biến đổi khí hậu và bất ổn của khí hậu.
5) Thay đổi cách sử dụng: biến đổi khí hậu khiến các hoạt động kinh tế không thể thực hiện thì có thể thay đổi cách sử dụng.
6) Thay đổi/chuyển địa điểm: thay đổi/chuyển địa điểm của các hoạt động kinh tế.
7) Nghiên cứu: phát triển công nghệ mới và phương pháp mới về thích ứng. 8) Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi: Phổ biến kiến thức
thông qua các chiến dịch thông tin công cộng và giáo dục, dẫn đến việc thay đổi hành vi.
Dựa trên kinh nghiệm của các nước đã triển khai kế hoạch quốc gia và thực tiễn ở Việt Nam, có thể đề xuất một số nhóm giải pháp nh ư sau.
3.1. CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH
Vấn đề biến đổi khí hậu vừa có tính trước mắt, vừa có tính lâu dài, phức tạp và liên quan đến tất cả các ngành, trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Vì thế, để thực hiện được mục tiêu ứng phó và giảm nhẹ tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với nước ta, việc xây dựng các chương trình quốc gia và công tác chỉ đạo thực hiện cần được nghiên cứu, trao đổi ở tất cả các cấp, các vùng, các lĩnh vực (tài nguyên nước, đất, môi trường và các hệ sinh thái…) và trong tất cả các ngành, quan trọng, nhất là năng lượng, giao thông, công nghiệp, nông lâm nghiệp, thuỷ sản, du lịch, tài nguyên và môi trường.
Hộp 4. Nội dung, nhiệm vụ đề cương Chương trình hànhđộng giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT)
Mục tiêu:
- Dự báo các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực của ngành NN&PTNT.- Nâng cao nhận thức của các bên liên quan về biến đổi khí hậu.