HỢP TÁC QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và sự dâng cao của nước biển (Trang 54 - 57)

- Ðề ra những nhiệm vụ cụ thể, xác định trách nhiệm của Bộ, nghành, địa phương và cộng đồng trong việc xây dựng và thực hiện chương trình hànhđộng giảm thiểu và thích ứng

i) Xây dựng hệ thống thông tin nghề cá; i Xây dựng đê quai mới ở những nơi cần thiết;

3.5. HỢP TÁC QUỐC TẾ

Việt Nam cần yêu cầu các nước phát triển hỗ trợ tài chính và chuyển giao công nghệ mới, thân thiện với môi trường nhằm phục vụ mục tiêu phát triển bền vững đồng thời sẵn sàng phối hợp với các nước phát triển trong việc xây dựng và thực hiện các dự án CDM tại Việt Nam phục vụ phát triển bền vững và giảm phát thải khí nhà kính.

Bộ Tài nguyên&Môi trường cần tăng cường hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực biến đổi khí hậu nói chung và cơ chế phát triển sạch để đạt được các thỏa thuận hợp tác. Việt Nam cũng cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác tài chính, công nghệ và xây dựng năng lực trong thời kỳ hậu Kyoto, tích cực tham gia các cuộc hội thảo, hội nghị và đàm phán quốc tế về các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu.

Xây dựng các danh mục các dự án thuộc lĩnh vực biến đổi khí hậu để kêu gọi tài trợ và tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các nước công nghiệp và các nước phát triển. Hợp tác quốc tế trong đào tạo, nâng cao năng lực thông qua đầu tư trực tiếp, tư vấn và xây dựng các hệ thống cảnh báo sớm.

Ngoài việc chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, cập nhật và xử lý kịp thời các thông tin về biến đổi khí hậu, nước biển dâng, Bộ Tài nguyên & Môi trường đồng thời cần tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế về biến đổi khí hậu để nghiên cứu xây dựng Chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng của Việt Nam.

KẾT LUẬN

• Các nguyên nhân gây biến đổi khí hậu rất đa dạng và phức tạp, do cả tự nhiên và do con người. Nhưng rõ ràng là con người là tác động đẩy nhanh quá trình này trong vài thập kỷ qua. Theo các kịch bản biến đổi khí hậu trong Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC thông qua tháng 12/2007 tại Bali, Inđônêxia: nhiệt độ trung bình toàn cầu vào cuối thế kỷ này có thể tăng thêm 0,6oC và mực nước biển dâng từ 0,18 đến 0,38m (kịch bản thấp) và tăng thêm 4oC, mực nước biển dâng từ 0,26 đến 0,59m (kịch bản cao).Cho dù mọi nỗ lực cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính sẽ được tiến hành, nhưng việc giảm ngay lượng khí thải như dự đoán cũng chưa thể bù đắp nổi những tác động do sự biến đổi khí hậu cho đến ít nhất là năm 2040. Về lâu dài, biến đổi khí hậu là mối đe doạ hết sức to lớn đối với sự phát triển con người.

• Nhằm hạn chế tốc độ biến đổi khí hậu, cần định hướng phát triển toàn cầu theo lộ trình hướng tới một nền kinh tế xanh-sạch, ít cácbon; cắt giảm khí thải nhà kính gây nóng lên toàn cầu chủ yếu ở các lĩnh vực năng lượng, công nghiệp và giao thông; cắt giảm trợ cấp cho các nguồn năng lượng hóa thạch; tăng cường sử dụng hiệu quả năng lượng, nghiên cứu tìm ra các nguồn năng lượng mới, thân thiện với môi trường.

• Biến đổi khí hậu đã gây nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản và tài nguyên thiên nhiên và huỷ hoại môi trường. Một trong hệ quả rõ nhất của biến đổi khí hậu là nước biển dâng cao và đây thực sự là mối lo ngại trong tương lai đối với các vùng thấp và nằm dưới mực nước biển, các quốc đảo và quốc gia có biển, đặc biệt là các nước đang phát triển và kém phát triển. Trong thế kỷ này, hàng trăm triệu người có thể phải di dời do mực nước biển dâng cao. Thế giới sẽ phải đối mặt với nguy cơ này trên phạm vi rộng lớn hơn. Nhiều thành phố của các quốc gia ven biển đang đứng trước nguy cơ bị nước biển nhấn chìm - hậu quả trực tiếp của sự tan băng ở Bắc và Nam cực. Nhằm hạn chế những tổn thất, cần phải quy hoạch và đưa ra các giải pháp thích ứng ngay từ bây giờ. Một số nước có thể chỉ bị ảnh hưởng ít, trong khi một số nước khác có thể bị tác động nặng nề, đe doạ đến tính toàn vẹn lãnh thổ. Muốn ngăn chặn những mối đe doạ này, đòi hỏi phải có sự hợp tác quốc tế chặt chẽ hơn bao giờ hết.

• Các nước giàu đã nhận thức được việc thích ứng là yêu cầu tất yếu. Nhiều nước đã đầu tư rất lớn vào xây dựng cơ sở hạ tầng và chiến lược đối phó trong tương lai. Các nước đang phát triển đối mặt với thách thức nghiêm trọng hơn do khó khăn về tài chính và thiếu năng lực. Các nước phát triển cần cam kết và tăng cường hỗ trợ tài chính dưới dạng các quỹ giảm nhẹ biến đổi khí hậu và chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển cũng cần nâng cao năng lực và tạo điều kiện cho những đối tượng dễ bị tổn thương thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua đầu tư vào bảo hiểm, bảo trợ xã hội, y tế, giáo dục.

• Tác động của biến đổi khí hậu không trừ đất nước nào, dù cho nước đó không góp nhiều vào nguyên nhân gây biến đổi khí hậu. Theo đánh giá, Việt Nam là nước

đang phát triển nằm trong nhóm nước dễ bị tổn thương trước mực nước biển dâng cao. Hậu quả của mực nước biển dâng làm hệ thống đê biển không thể chống chọi được với nước dâng do bão như thiết kế dẫn đến nguy cơ vỡ đê. Mực nước biển dâng cao làm thay đổi chế độ động lực của sóng và dòng chảy ven bờ, làm thay đổi hình thái bờ biển và sông, gây xói lở bờ và hệ thống đê biển. Mực nước biển dâng cao làm cho khả năng tiêu thoát nước ra biển sẽ giảm, kéo theo mực nước các con sông trong nội địa dâng lên, kết hợp với sự gia tăng dòng chảy lũ từ thượng nguồn sẽ đe dọa sự an toàn của hệ thống đê sông, thống đê bao và bờ bao. Tất cả nguy cơ này đe doạ đến sự tồn tại của các cộng đồng ven biển, các hệ sinh thái và các cơ sở hạ tầng có tầm quan trọng quốc gia. Bởi vậy, cần xác định và lựa chọn các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng đủ độ tin cậy và phù hợp với Việt Nam để từ đó có những biện pháp giảm thiểu và thíchứng phù hợp.

• Nhiều hoạt độngkinh tế đang được phát triển ở dải ven biển Việt Nam đã mang lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế quốc dân, nhưng đồng thời cũng khiến Việt Nam đang phải đối mặt với một loạt các vấn đề môi trường biển và ven biển, một phần do hậu quả của sức ép dân số và kinh tế, khả năng quản lý và sử dụng kém hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên cộng với những ảnh hưởng do sự biến động khí hậu toàn cầu, tăng các loại thiên tai như bão, lũ, xâm nhập mặn, triều cường…Việt Nam đã sớm có sự chuẩn bị nhằm đối phó với tình hình bằng cả khoa học kỹ thuật và các biện pháp xã hội. Thách thức lớn nhất hiện nay của Việt Nam trong tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp là Việt Nam cần đưa ra các chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển phù hợp với sự tiến triển nhanh chóng của biến đổi khí hậu toàn cầu, xem vấn đề biến đổi khí hậu là một nhân tố quan trọng trongChiến lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sớm hoàn thiện và đưa ra Chương trình mục tiêu quốc gia đối phó với biến đổi khí hậu trong năm 2008.

• Để làm giảm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao, cần xác định rõ hai mục tiêu giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu và chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu với một trong những hậu quả quan trọng nhất đối với Việt Nam là nguy cơ nước biển dâng cao. Các giải pháp thực hiện hai mục tiêu này có thể rất đa dạng, như tăng cường các hoạt động nghiên cứu gồm đo đạc, đánh giá hiện tượng biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao, từ đó đưa ra các chính sách và kế hoạch hành động, tổ chức và thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu sự biến đổi khí hậu và các tác động bất lợi đến con người và môi trường, xác định và tổ chức các hành động thích ứng để đối phó với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao. Trong các giải pháp chiến lược này, tăng cường khoa học công nghệ và nâng cao nhận thức cho cộng đồng cần được chú trọng.

Nhóm biên soạn: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Hoàn Nguyễn Phương Dung Nguyễn Minh Phượng

Các tài liệu tham khảo chính

Một phần của tài liệu Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và sự dâng cao của nước biển (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)