KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Một phần của tài liệu Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và sự dâng cao của nước biển (Trang 51 - 54)

- Ðề ra những nhiệm vụ cụ thể, xác định trách nhiệm của Bộ, nghành, địa phương và cộng đồng trong việc xây dựng và thực hiện chương trình hànhđộng giảm thiểu và thích ứng

i) Xây dựng hệ thống thông tin nghề cá; i Xây dựng đê quai mới ở những nơi cần thiết;

3.2. KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Các kết luận khoa học chính là cơ sở cho việc hoạch định các quy hoạch, chiến lược và chính sách cho sự phát triển bền vững. Trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên & Môi trường đã thành lập các nhóm chuyên gia bao gồm các cán bộ, chuyên gia, nhà khoa học của các đơn vị có liên quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, viện nghiên cứu, trường đại học, trung tâm nghiên cứu liên quan trong nước để thực hiện các nghiên cứu, dự án về biến đổi khí hậu; xây dựng các Kịch bản biến đổi khí hậu tại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2070; xây dựng và đánh giá các phương án giảm nhẹ khí nhà kính và đề xuất các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, hoàn thành và gửi Thông báo quốc gia lần thứ nhất về biến đổi khí hậu của Việt Nam cho Ban Thư ký Quốc tế UNFCCC; kiểm kê khí nhà kính ở Việt Nam và đang thực hiện Thông báo Quốc gia lần thứ hai. Trong thời gian tới, Nhà nước cần đầu tư thích đáng cho các chương trình nghiên cứu nhằm giảm nhẹ và thích ứng với những tác động của biến đổi khí hậu, các chương trình nghiên cứu và đánh giá tính tổn thương của các hệ sinh thái, các vùng ven biển, xây dựng các kịch bản ngập lụt ở các vùng cửa sông, ven biển thấp, các kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam cho giai đoạn 2010-2100. Các chương trình cần được kết nối với các chương trình quốc tế và khu vực để có thể tiếp nhận thành quả nghiên cứu của các tổ chức nghiên cứu có uy tín trên thế giới và tiếp nhận sự trợ giúp quốc tế. Cần xây dựng các cơ chế hợp tác về chuyển giao công nghệ nhằm thúc đẩy R&D, xóa bỏ những rào cản trong quá trình chuyển giao công nghệ như thủ tục, quyền sở hữu trí tuệ, tài chính…

Tiếp tục nghiên cứu các ảnh hưởng của những biến động thời tiết, gián tiếp tác động đến nước biển dâng, tình trạng xâm nhập mặn, tăng xói lở do ảnh hưởng do nhiệt độ, lượng mưa, bão và lũ. Nghiên cứu về ảnh hưởng của ENSO đến chế độ thời tiết và đặc trưng khí hậu ở nhiều vùng của Việt Nam.

Tiếp tục triển khai nghiên cứu khoa học và hoàn thiện công nghệ theo hướng khai thác và ứng dụng công nghệ mới trong các lĩnh vực dự báo bão, sóng biển, dự tính thuỷ triều, nước dâng do bão. Tăng cường đổi mới và nâng cấp trang thiết bị phục vụ cho các mô hình dự báo để tạo ra các thông tin đủ tin cậy có thể phục vụ cho công tác xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển. Nghiên cứu vàứng dụng công nghệ mới trong khai thác ảnh vệ tinh, viễn thám trong giám sát và quan trắc môi trường biển. Nâng cấp và mở rộng hệ thống trạm quan trắc, cảng dự tính thuỷ triều, trạm khí tượng hải văn ở vùng ven biển và hải đảo.

Nghiên cứu khoa học công nghệ mới không chỉ giúp giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính (có tác động lâu dài) mà còn giúp kịp thời, chủ động ứng phó với quá trình biến đổi của khí hậu, giảm tác động bất lợi đến đời sống kinh tế - xã hội, đồng thời tận dụng được những cơ hội thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế mới mà môi trường mang lại.

Để ứng phó với mực nước biển đang dâng cao, bên cạnh việc quy hoạch lại đất đai, tài nguyên nước, xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường và triển khai áp dụng các công nghệ quan trắc, giảm thiểu ô nhiễm, phòng chống và cảnh báo thiên tai phải thực hiện đo đạc độ lún tại các vùng nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng bởi mực nước biển. Kết hợp đo được độ lún và đo mức nước biển dâng để xây dựng một kịch bản chuẩn cho riêng Việt Nam.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, nghiên cứu và tìm ra các giống cây trồng mới chịu mặn và hạn hán, tăng cường quản lý tổng hợp tài nguyên nước, triển khai các hệ thống tưới tiêu tiết kiệm nước và phân bổ lượng nước hợp lý. Thay đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp thích ứng với môi trường.

Nghiên cứu tiêu chuẩn đê biển và giải pháp kỹ thuật đê biển. Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ phục vụ củng cố, bảo vệ các tuyến đê, kè biển và cửa sông, xử lý xói lở. Củng cố, nâng cấp các tuyến đê biển, đê sông tạo thành các tuyến đê khép kín, kết hợp với làm đường giao thông vành đai ven biển nhằm bảo vệ dân sinh, cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng. Tăng cao các tiêu chuẩn thiết kế của các hệ thống đê này để có thể chống chịu đượcvới bão lớn (cấp 9-12) kết hợp với triều cường và có tính đến tương lai nước biển dâng. Trồng cây dọc theo các tuyến đê để chắn sóng và gia cố đê.

3.3. TÀI CHÍNH

Nhiều quốc gia trên thế giới có rất nhiều nguồn quỹ phục vụ cho các cơ chế làm sạch toàn cầu. Việt Nam chưa dành đủ sự quan tâm cần thiết và chưa có kế hoạch tốt đối phó với vấn đề này. Do đó, chưa tận dụng được nguồn vốn toàn cầu sẵn có. Theo các chuyên gia nước ngoài, hiện nay Việt Nam đang bị tụt lại so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan trong việc tiếp cận các nguồn quỹ dành cho các hoạt động chống lại ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và phát triển sạch. Để tiếp cận những nguồn vốn đó, Việt Nam cần có một kế hoạch tốt và một cam kết mạnh mẽ. Xây dựng danh mục các dự án và hành động ưu tiên để đầu tư.

Trong lĩnh vực môi trường, đã có nhiều hình thức tài chính hỗ trợ cho việc triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường như Chương trình Tín dụng xanh do các ngân hàng tại Việt Nam cung cấp, Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam, QuỹTín dụng Xanh do Chính phủ Thuỵ Sĩ tài trợ, Quỹ DANIDA của Chính phủ Đan Mạch, Chính phủ Hà Lan, Quỹ Môi trường toàn cầu, Ngân hàng Thế giới. Ngoài ra còn có rất nhiều chương trình, dự án hợp tác quốc tế khác triển khai các hoạt động nghiên cứu và thíchứng với biến đổi khí hậu huy động từ nhiều nguồn phi chính phủ, tư nhân khác. Cần đa dạng hóa các hình thức cho vay, hỗ trợ vốn, cho vay với lãi suất ưu đãi, tài trợ hoặc cho vay có hoàn trả; thế chấp tài sản để thực hiện các chương trình, đề án, dự án thử nghiệm, nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, xóa đói giảm nghèo...Trong tương lai, Việt Nam có thể thành lập các quỹ thích ứng với biến đổi khí hậu để tài trợ cho các dự án về thích ứng với biến đổi khí hậu.

Gần đây, việc nghiên cứu các tác động của biến đổi khí hậu ở các vùng ven biển miền Trung và hai Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long đãđược khởi

xướng với nhiều dự án nghiên cứu bắt đầu triển khai. Cần tiếp tục triển khai nhiều dự án thíchứng với biến đổi khí hậu ở những nơi phải hứng chịu nhiều thiệt hại và người dân còn nghèo. Các hoạt động của dự án nên tập trung ở cấp địa phương và được gắn kết hoặc lồng ghép với những dự án hỗ trợ đang được triển khai của các nhà tài trợ và các Tổ chức phichính phủ quốc tế dành cho các các cộng đồng về lĩnh vực sẵn sàng và ứng phó với hạn hán, lũ lụt và bão với mục tiêu là tạo cho người dân nguồn sinh kế bền vững.

Các giải pháp tài chính mới có thể giúp con người đối mặt với các rủi ro do biến đổi khí hậu như bảo hiểm, bảo trợ xã hội, y tế và giáo dục. Mức bảo hiểm xã hội ở các nước giàu thường rất cao, trong khi người nghèoở các nước đang phát triển đều không có. Bảo hiểm rủi ro do biến đổi khí hậu có thể là một tấm lá chắn giúp những người bị ảnh hưởng có thể đương đầu với rủi ro mà không làm mất đi các cơ hội phát triển.

3.4. NÂNG CAO NĂNG LỰC, GIÁO DỤC VÀ TRUYỀN THÔNG

Biện pháp quan trọng khác nữa là cần nâng cao nhận thức của cộng đồng về khí hậu và biến đổi khí hậu ởViệt Nam để có cách thích ứng với biến đổi khí hậu (sống chung với bão, lũ,...). Với người dân địa phương ở một số nơi dễ tổn thương nhất thì vấn đề biến đổi khí hậu vẫn là một chuyện quá xa vời, vì vậy cần tăng cường tổ chức các buổi nói chuyện, trao đổi cho người dân để họ nhận thức được khí hậu không phải là vấn đề ‘hàn lâm’ mà thực tế nó có tác động rất lớn đến cuộc sống, là mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của con người. Qua những hoạt động này, nhận thức và sự hiểu biết của người dân về các vấn đề biến đổi khí hậu chắc chắn sẽ tăng lên và góp phần thay đổi hành vi của họ với môi trường như tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên nước, bảo vệ rừng ngập mặn, trồng và bảo vệ các loại rừng phòng hộ ven biển…Đây có thể coi là những bước ban đầu để chuẩn bị năng lực cho người dân ở những cộng đồng dễ bị tổn thương nhất.

Các hoạt động nhằm đào tạo và nâng cao năng lực cho các nhà ra quản lý, các nhà hoạch định chính sách và ra quyết định ở các cấp địa phương cũng cần được đẩy mạnh. Củng cố năng lực để xây dựng và thực hiện các chiến lược thích ứng cho cộng đồng thông qua phòng chống thiên tai, lồng ghép với phòng và giảm thiểu rủi ro, thiệt hại vào các kế hoạch phát triển ở địa phương.

Nhận thức của công chúng về biến đổi khí hậu được xem như một trong những chiến lược then chốt để dẫn đến chuyển biến của toàn xã hội sẵn sàng cho những hành động ứng phó. Chúng ta có thể trông đợi vào công nghệ, chính sách, nhưng điều quan trọng hơn cả là cần phải có những thay đổi trong lối sống và hành vi. Xây dựng một kênh truyền thông riêng nhằm cung cấp thông tin đầy đủ nhất về các vấn đề biến đổi khí hậu nghiêm trọng là một giải pháp đối với nước ta. Truyền thông báo chí sẽ đóng vai trò quan trọng để nâng cao nhận thức của công chúng cũng như tác động đến các nhà hoạch định chính sách. Báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình cũng cần phát huy hơn nữa vai trò của mình trong công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu. Các báo nên có chuyên mục về riêng về các vấn đề môi trường liên quan đến biến đổi khí hậu, trong khi truyền hình và phát

thanh đã có các chuyên mục này. Các bản tin dự báo cũng cần được đưa đến công chúng một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Ngoài ra, cũng cần xem xét việc đưa các vấn đề về biến đổi khí hậu vào các chương trình giảng dạy để học sinh nắm bắt được những kiến thức cơ bản từ đó có thái độ và hành động đúng với môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Các trường học cũng có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về thiên nhiên như tổ chứccác hình thức tham quan, cắm trại tại các khu bảo tồn, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường và đưa ra các sáng kiến về bảo vệ nguồn nước, biển, bảo vệ rừng và các hệ sinh thái ven biển, phát động các chiến dịch trồng cây, trồng rừng phòng hộ...

Một phần của tài liệu Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và sự dâng cao của nước biển (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)