Phòng hạn chế tổn thất

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại BIC (Trang 38 - 39)

III. QUY TRÌNH KINH DOANH SẢN PHẨM BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT

2.phòng hạn chế tổn thất

ĐPHCTT là các hoạt động được thực hiện với mục đích nhằm ngăn ngừa những hậu quả rủi ro được dự báo là có thể xảy ra gây thiệt hại cho đối tượng BH.

Ngăn ngừa rủi ro và tổn thất xảy ra là điều cực kỳ quan trọng không chỉ đối với người tham gia BH mà còn đối với nhà BH bởi đối tượng được BH là những TS có giá trị rất lớn. Đối với người tham gia nhiều khi thiệt hại do cháy gây ra không chỉ trong phạm vi đối tượng được BH mà còn ảnh hưởng đến cả đối tượng lân cận, vì thế nếu có tổn thất do cháy gây ra thì hậu quả thật khôn lường. Mặt khác xét trong bản thân người tham gia người tham gia BH khi gặp rủi ro ngoài tổn thất về TS bị cháy họ còn phải gánh chịu một tổn thất nặng nề khác không kém đó là tổn thất về thu nhập sau cháy và gián đoạn kinh doanh. Khi công tác ĐPHCTT được thực hiện nghiêm chỉnh và bài bản sẽ giảm được đáng kể nguy cơ xảy ra rủi ro do cháy gây ra. Bởi không có một cá nhân doanh nghiệp nào tham gia BH mà muốn TS của mình bị tổn thất để được bồi thường bởi lẽ số tiền bồi thường của nhà BH chỉ khắc phục được một phần hậu quả của tổn thất, còn lại họ tự phải gánh chịu.

Còn đối với nhà được BH, làm tốt công tác ĐPHCTT công ty BH sẽ giảm được rủi ro cho chính mình. Nếu được quan tâm đúng mức công tác này sẽ giúp công ty giảm được xác suất rủi ro, tỷ lệ bồi thường nâng cao được uy tín doanh nghiệp. Chính vì vậy ĐPHCTT là một trong những công tác được các công ty BH đặt lên hàng đầu sau khi đã chấp nhận BH để bảo toàn doanh thu cho doanh nghiệp. Để làm tốt công tác này yêu cầu cán bộ BH phải nắm vững nghiệp vụ, có phương án quản lý rủi ro tốt mà đối tượng tham gia BH có thể gặp phải để có

các biện pháp ĐPHCTT ở mức tối thiểu. Công tác ĐPHCTT có thể được thực hiện bằng các cách:

+ Khuyến cáo khách hàng thực hiện các biện pháp an toàn cho TS, trách nhiệm hay hạn chế mức độ tổn thất khi có sự cố.

+ Hỗ trợ khách hàng các phương tiện phòng chống tổn thất theo các quy định và định mức cho phép của công ty (nếu cần thiết).

+ Sử dụng các nhà giám định độc lập để giám định rủi ro và đưa ra các khuyến cáo ĐPHCTT bằng chi phí của công ty (nếu cần thiết).

+ Các biện pháp phù hợp khác.

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại BIC (Trang 38 - 39)