Tăng cường chất lượng công tác khai thác

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại BIC (Trang 99 - 100)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY Ở BIC

3.Tăng cường chất lượng công tác khai thác

Nếu không có tổn thất thì sẽ không có nhu cầu BH. Rủi ro là nguyên nhân dẫn đến tổn thất đồng thời rủi ro cũng là yếu tố cơ bản xác định mức phí phải đóng. Nếu làm tốt công tác đánh giá rủi ro sẽ xác định chính xác được tỷ lệ phí hợp lý, giúp công ty có khả năng chi trả, bồi thường cho khách hàng khi tổn thất xảy ra, đồng thời thực hiện được cạnh tranh bằng giá cả với các doanh nghiệp khác.

Hiện nay trong việc đánh giá rủi ro của cán bộ BH thường dựa trên bảng câu hỏi điều tra rủi ro mà khách hàng trả lời là chính còn việc nghiên cứu, khảo sát thực tế chưa được quan tâm đúng mức, khiến cho việc đánh giá rủi ro với những đối tượng tham gia BH cháy chưa được chính xác. Do vậy việc nâng cao khả năng đánh giá rủi ro cho cán bộ khai thác BH là hoàn toàn cần thiết. Đối với công tác khai thác nghiệp vụ BH cháy, các khai thác viên không chỉ quan tâm đến số lượng đơn vị tham gia mà còn phải quan tâm đến chất lượng hiệu quả khai thác. Với chất lượng hợp đồng khai thác không cao đồng nghĩa với việc đánh giá rủi ro đối tượng BH trước khi ký kết không tốt dẫn

đến tình trạng doanh nghiệp BH phải chi bồi thường nhiều hơn. Vì tâm lý khách hàng luôn muốn tham gia BH cho những TS nguy cơ rủi ro cao hay muốn BH theo lối chọn điểm (chỉ BH cho hạng mục nhiều rủi ro), cán bộ khai thác đặc biệt khi đánh giá rủi ro phải hết sức trung thực, không chạy đua vì doanh thu trước mắt mà ảnh hưởng đến kết quả chung của công ty cũng như nghiệp vụ.

4. Kết hợp chặt chẽ với cảnh sát PCCC và người tham gia bảo hiểm trong công tác ĐPHCTT

Khi ký kết được một hợp đồng BH cháy có nghĩa là nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty thực sự phát sinh từ khi chấp nhận BH đến khi kết thúc thời gian BH. ĐPHCTT hiệu quả góp phần tạo tâm lý an tâm cho khách hàng đồng thời giảm được xác suất bồi thường cho công ty. Tuy nhiên để thực hiện được các biện pháp ĐPHCTT an toàn cần sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà BH, cảnh sát PCCC và người tham gia BH. Khách hàng có trách nhiệm bố trí và quản lý TS, có phương án chữa cháy được cảnh sát PCCC thông qua, đồng thời thường xuyên phải bảo dưỡng nhà cửa, trang thiết bị. Một thực tế hiện nay là doanh nghiệp mua BH cháy đồng nghĩa với việc giao phó hết trách nhiệm cho công ty BH nên họ chủ quan mất cảnh giác hơn. Vì vậy công ty phải thường xuyên đôn đốc khách hàng thực hiện tốt các biện pháp ĐPHCTT theo yêu cầu đã đề ra. Với doanh thu phí hàng năm thu được, doanh nghiệp sẽ trích một phần hợp lý theo kế hoạch cho công tác ĐPHCTT như hỗ trợ trang bị phương tiện PCCC cho khác hàng, tuyên truyền quảng cáo, tổ chức hội nghị phổ biến kiến thức về PCCC…

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại BIC (Trang 99 - 100)