Công tác đề phòng hạn chế tổn thất

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại BIC (Trang 77 - 79)

III. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY TẠI BIC

2. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất

ĐPHCTT là một trong những khâu then chốt để nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ BH cháy. Mục đích của BH cháy không chỉ là bồi thường, ổn định tài chính cho người tham gia mà còn hạn chế các vụ hỏa hoạn xảy ra cũng như hậu quả của chúng. Qua việc thống kê tình hình tổn thất và giám định, bồi thường của các vụ cháy nổ, trên cơ sở đó tìm ra các nguyên nhân chủ yếu thường dẫn đến tổn thất, nghiên cứu và đề xuất những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm đến mức thấp nhất khả năng tổn thất có thể xảy ra, đó là một mặt của công tác đề phòng và hạn chế tổn thất của công ty. Đồng thời phối hợp với cảnh sát PCCC để phát động ý thức PCCC của các đơn vị thông qua tuyên truyền, tư vấn cho khách hàng phương án phòng chống hiệu quả.

Với số phí thu được hàng năm, công ty trích lập quỹ ĐPHCTT dùng vào các mục đích như tuyên truyền, hỗ trợ kinh phí, hội nghị khách hàng…Trong các khoản chi này, chi hỗ trợ kinh phí chiếm tỷ trọng cao nhất. Khoản chi này được sử dụng để mua sắm các phương tiện PCCC như bình chữa cháy, còi báo cháy, chi phí luyện tập PCCC và chi thiết lập các biển báo cấm lửa, cấm hút thuốc…

Bảng 10:Tình hình chi ĐPHCTT nghiệp vụ BH cháy ở Việt- Úc (2003- 2005) và BIC (2006,2007) Năm DT phí BH gốc (trđ) Mức chi (trđ) Tỷ trọng (%) 2003 1.765 24,7 1,89 % 2004 2.332 36,48 1,56 % 2005 3.166 53,32 1,68 % 2006 4.612 82,1 1,78 % 2007 16.213 300 1,9 %

(Nguồn:Phòng kinh doanh chi nhánh Hà Nội)

Qua bảng số liệu trên cho thấy công tác chi ĐPHCTT trong các nghiệp vụ Bh cháy tại BIC đã được thực hiện rất tích cực. Số chi năm sau đều cao hơn năm trước và tỷ lệ chi thực tế hầu như cao hơn định mức chi trung bình cho công tác này trong các năm là 1,5% trên tổng phí thu. Điều này có nghĩa là công ty luôn quan tâm đến công tác ĐPHCTT cho khách hàng từ đó góp phần tạo được niềm tin cho họ.

Từ năm 2003- 2005 đây là giai đoạn công ty vẫn hoạt động dưới hình thức liên doanh. Với sự hậu thuẫn của một trong những công ty BH lớn của Úc là QBE và với kinh nghiệm lâu năm trên thị trường BH đặc biệt là nghiệp vụ BH cháy, Việt – Úc rất chú trọng đến công tác ĐPHCTT. Do vậy chi phí cho công tác này hàng năm vẫn chiếm một tỷ lệ không nhỏ so với doanh thu phí và ngày càng tăng tương ứng với số phí thu được (trung bình trên 1,5% ).

Năm 2006,2007 là giai đoạn công ty chính thức đi vào hoạt động với tên gọi mới là BIC. Tuy nhiên kế thừa những kinh nghiệm quản lý rủi ro của liên doanh trước đây, công ty vẫn duy trì một tỷ lệ chi ĐPHCTT khá cao so tổng doanh thu phí thu được. Ngay cả trong trường hợp doanh thu phí năm 2007 tăng đột biến gấp 4 lần năm 2006, thì mức chi cho công tác này cũng tăng từ 82,1 triệu đồng tới 300 triệu đồng.

Trong các khoản chi, chi hỗ trợ kinh phí luôn được công ty chú trọng (thường chiếm trên 60% tổng chi). Qua đây có thể thấy rằng công tác hỗ trợ

vật chất cho khách hàng luôn được công ty quan tâm. Khoản chi này đã được công ty sử dụng đúng mục đích và hợp lý, giúp các đơn vị được trang bị phương tiện PCCC tối thiểu để đảm bảo an toàn từ đó giúp họ luôn yên tâm trong sản xuất.

Tuyên truyền tốt có tác dụng rất lớn không chỉ trong công tác ĐPHCTT mà còn có tác dụng khuyếch trương uy danh công ty đặc biệt với tên tuổi của BIC còn khá mới trên thị trường. Khoản chi này thường chiếm khoảng 30% tổng chi.

Ngoài hai khoản chi trên thì chi hội nghị cũng được công ty quan tâm. Đây là khoản chi dùng cho công tác tổ chức các hội nghị khách hàng nhằm phổ biến, trao đổi các biện pháp ĐPHCTT và tổng kết lại toàn bộ khâu ĐPHCTT để rút kinh nghiệm cho năm sau. Do đó công tác này góp phần không nhỏ trong viêc nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ.

Như vậy về phía BIC công tác ĐPHCTT luôn được công ty chú trọng. Đó không chỉ là trách nhiệm mà còn là quyền lợi của công ty BH. Tuy nhiên về phía khách hàng tham gia BH, có hợp đồng BH cháy nổ trong tay làm họ chủ quan hơn. Họ cho rằng khi đã tham gia BH thì tất cả trách nhiệm đều thuộc về phía công ty BH vì vậy bản thân họ chưa thực sự quan tâm đến việc bố trí TS và lập các phương án PCCC và doanh nghiệp không thế can thiệp vào việc phòng chống cháy nổ của đơn vị mua BH. Đây chính là một trong những khó khăn khi triển khai nghiệp vụ BH cháy ở công ty. Trong các năm qua vẫn có các vụ cháy phát sinh thuộc trách nhiệm công ty càng chứng tỏ công tác ĐPHCTT chưa đem lại hiệu quả cao nhất mặc dù đã có sự cố gắng và nỗ lực của các bên. Dó đó công ty cần quan tâm và có biện pháp khắc phục tồn tại nêu trên.

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại BIC (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w