VII. Trách nhiệm bảo lưu quyền khiếu nạ
2. Đánh giá tình hình bảo hiểm Hull
Trong năm 2001 và 2002, VINASHIP tham gia bảo hiểm thân tàu tại 2 Công ty bảo hiểm là Bảo Việt và Bảo Minh.
VINASHIP tham gia bảo hiểm dưới giá trị tại Bảo Việt với tỉ lệ mua bảo hiểm là 90%; tại Bảo Minh là 80%. Là một bạn hàng lâu năm, cho nên mỗi khi xảy ra tổn thất thì các Công ty bảo hiểm đều nhanh chóng thực hiện nghĩa vụ của mình. Sau khi đã tính được những chi phí hợp lý mà chủ tàu phải chịu cho mỗi tổn thất và trừ đi mức khấu trừ, còn lại bao nhiêu Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho chủ tàu theo tỉ lệ % giá trị bảo hiểm nêu trên.
Ta có bảng 9 tổng kết về tình hình mua bảo hiểm thân tàu năm 2001-2002
Năm Tổng phí bảo hiểm
(USD)
Số tiền bồi thường
(USD)
Tỉ lệ bồi thường
(%)
2001 179.766,10 77.283,94 42,00
2002 146.150,00 35.866,66 24,00
Nhìn vào bảng ta thấy, mỗi năm tổn thất thân tàu xảy ra ở những mức độ khác nhau, nhưng nhìn chung ta thấy đây là những tổn thất mà giá trị của nó rất lớn.
Ở đây, giá trị tổn thất đã giảm đi rất nhiều so với những năm trước, ở những năm đó có khi tổng thiệt hại lên đến gần 500.000 USD. Để có được kết quả này trước hết do công ty đã thực sự quan tâm và làm tốt công tác đề phòng hạn chế tổn thất như: chỉ đạo sát sao việc sửa chữa định kỳ, tăng cường công tác bảo quản, bảo dưỡng. Điều này chứng tỏ trình độ khai thác tàu của Công ty đã được nâng lên rõ rệt,
Trong năm 2001, số tiền bảo hiểm đội tàu của Công ty là 12.507.000 USD. Đây là số tiền bảo hiểm rất lớn và nó chứng tỏ tầm quan trọng của việc mua bảo hiểm cho đội tàu của Công ty. Trong năm 2001, Công ty được bồi thường 10 vụ với tổng số tiền bồi thường là 77.283,94 USD, trong đó phí bảo hiểm Công ty đóng là 179.766,10 USD.
Trong năm 2002 số tiền bảo hiểm đội tàu của Công ty là 9.995.000 USD. Số tiền bảo hiểm đã giảm nhiều (trên 2.500.000 USD). Điều đó cũng khẳng định việc mua bảo hiểm cho đội tàu của công ty được tính toán một cách rất kinh tế trên cơ sở thống kê rủi ro của các năm sau đó đưa ra mức mua bảo hiểm phù hợp. Trong năm 2002, Công ty được bồi thường 03 vụ với tổng số tiền bồi thường là 35.866,66 USD, trong đó phí bảo hiểm Công ty đã đóng là 146.150,00 USD. Đây là con số đáng mừng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng là cơ sở để yêu cầu bên Công ty bảo hiểm giảm tỉ lệ phí bảo hiểm trong năm tới.
Thông qua bảng tình hình bồi thường bảo hiểm thân tàu ta nhận thấy trong năm 2001-2002, các vụ tổn thất đều là tổn thất bộ phận, không có tổn thất toàn bộ. Đó là những tổn thất được bồi thường, không có vụ tổn thất nào dưới mức khấu trừ. Hầu hết thời gian các tổn thất xảy ra là vào cuối năm nên sự giải quyết các vụ rủi ro khi nó xảy ra giữa VINASHIP và Công ty bảo hiểm cũng nhanh chóng.
Tàu biển là loại tài sản có giá trị rất lớn, cho nên mỗi khi xảy ra tổn thất thì thiệt hại sẽ không nhỏ và thiệt hại ngày tàu sẽ rất lớn. Do đó việc mua bảo hiểm là việc rất cần thiết đối với Công ty, mặt khác mỗi khi xảy ra tổn thất thì tiền bồi thường luôn bị trừ đi mức miễn trừ. Do đó, số tiền bồi thường thực tế không thể đạt được 80%, 90% hay 100% giá trị tổn thất.
Tuy số tiền bồi thường ít hơn rất nhiều so với số tiền nộp phí bảo hiểm nhưng chủ tàu không mong xảy ra tổn thất để được bồi thường vì nếu xảy ra tổn thất thì chủ tàu sẽ luôn là người bị thiệt hại.
Từ những đặc điểm nêu trên, ta nhận thấy được trình độ, khả năng giải quyết các vụ tranh chấp khi xảy ra tổn thất về bảo hiểm thân tàu đã được nâng cao, không còn những vụ tranh chấp mà nhiều năm không giải quyết được. Bên cạnh đó, công tác khai thác tàu của Công ty Vận tải biển III cũng đã được nâng cao rất nhiều.
Sau đây là bảng 10- tổng kết công tác bảo hiểm hàng hải trong năm 2001-2002 của đội tàu Công ty như sau:
Năm Tổng phí bảo hiểm Hull và P&I (USD)
Tổng giá trị khiếu nại (USD)
Tổng giá trị bồi thường
thực tế (USD) Tỷ lệ (%)
2001 418.401,67 226.187,56 183.902,10 81
2002 472.977,04 103.686,77 89.228,55 86
So với năm 2001 thì tổng phí bảo hiểm năm 2002 tăng là do các công ty bảo hiểm tăng phí P&I đối với toàn bộ cỡ tàu nên đội tàu của Vinaship cũng không tránh khỏi ( tăng khoảng 2USD / GRT ). Tuy nhiên, công ty cũng đã giảm số tiền bảo hiểm cho cả đội tàu nên phí bảo hiểm thân tàu cũng giảm đáng kể. Đáng chú ý là phòng pháp chế của công ty đã thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm rất tốt thông qua tỷ lệ được bồi thường cao, trên 80%, điều rất hiếm thấy ở các công ty vận tải biển khác. Ngoài ra, công tác bảo hiểm cũng phản ánh hiệu quả của Hệ thống quản lý an toàn của công ty, được áp dụng theo bộ luật quản lý an toàn quốc tế ( ISM Code ) trong việc nâng cao trình độ quản lý trên bờ lẫn trên tàu.