Ph−ơng pháp đánh giá

Một phần của tài liệu So sánh tác dụng gây tê tuỷ sống bằng bupivacain kết hợp ketamin với bupivacain đơn thuần trong phẫu thuật chi dUới (Trang 32 - 35)

2.4.1. Đánh giá tác dụng ức chế cảm giác đau

Đánh giá cảm giác đau theo ph−ơng pháp châm kim( Pin-Prick): Dùng kim 22G đầu tù để châm trên da đ−ờng trắng giữa rốn, mặt trong đùi và cẳng chân, sau đó hỏi bệnh nhân nhận biết cảm giác đau, so sánh với cảm giác nhận biết đau này với cảm giác kích thích t−ơng tự trên vai phải.

2.4.1.1.Đánh giá thời gian tiềm tàng ức chế cảm giác đau: Thời gian

tiềm tàng ức chế cảm giác đau là thời gian tính từ khi bơm thuốc tê vào khoang tuỷ sống đến khi bệnh nhân mất cảm giác đau, dựa vào sơ đồ phân

33

phối cảm giác đau của Scott-DB[65]. Vì chúng tôi nghiên cứu trên bệnh nhân phẫu thuật chi d−ới nên chúng tôi lấy mức T12 làm mức chuẩn.

T12: Mất cảm giác từ nếp bẹn trở xuống.

2.4.1.2. Đánh giá mức tê cao nhất

Là đánh giá mức mất cảm giác cao nhất đạt đ−ợc ở bệnh nhân sau khi gây tê tuỷ sống. Đánh giá theo sơ đồ phân bố cảm giác đau của S Cott.D.B[65]

+ T12 Mất cảm giác đau từ vùng bẹn trở xuống.

+T11 Mất cảm giác đau từ vùng giữa rốn và nếp lằn bẹn trở xuống. +T10 Mất cảm giác đau từ vùng rốn trở xuống.

+T9-8-7 Mất cảm giác đau theo thứ tự vùng từ rốn đến mũi ức trở xuống.

+T6 mất cảm giác đau từ mũi ức trở xuống.

2.4.1.3. Đánh giá thời gian vô cảm ở T12: Là thời gian từ lúc mất cảm

giác đau ở T12 đến khi cảm giác đau xuất hiên trở lại ở mức này.

2.3.1.4. Đánh giá mức độ vô cảm trong quá trình mổ: Dựa vào bảng

điểm của Abouleish Ezzat(Theo Hoàng Xuân Quân[14] trích dẫn). Có 3 mức độ:

+ Tốt: Bệnh nhân hoàn toàn không đau, không cần cho thuốc giảm đau. + Trung bình: Bệnh nhân còn đau nhẹ, bệnh nhân chịu đựng đ−ợc nh−ng phải dùng thêm thuốc giảm đau(fentanyl 0,1mg) cuộc mổ vẫn tiến hành bình th−ờng.

+ Kém: Bệnh nhân dùng thuốc giảm đau không kết quả phải chuyển sang ph−ơng pháp vô cảm khác nh− gây mê tĩnh mạch, gây mê NKQ...

2.4.2. Đánh giá tác dụng ức chế vận động 2.4.2.1. Thời gian tiềm tàng ức chế vận động

Là đánh giá ở các mức thời gian từ lúc bơm thuốc vào khoang d−ới nhện đến khi liệt vận động chi d−ới theo thang điểm của Bromage( Theo Chu Xuân Anh[1] trích dẫn) chia làm 4 mức:

34

Mức 1: Chân duỗi thẳng không nhấc lên đ−ợc khỏi mặt bàn, t−ơng ứng phong bế 33% chức năng vận động.

Mức 2: Không co đ−ợc khớp gối nh−ng vẫn cử động đ−ợc bàn chân t−ơng ứng phong bế 66% chức năng vận động.

Mức 3: Không gấp đ−ợc bàn chân và ngón cái, t−ơng ứng với phong bế 100% chức năng vận động trở lên.

ở đề tài này chúng tôi chỉ đánh giá thời gian tiềm tàng ức chế vận động ở mức độ 1.

2.4.2.2. Thời gian ức chế vận động ở mức 1: Là thời gian từ khi bắt đầu xuất hiên liệt ở mức độ 1 đến khi nhấc đ−ợc chân duỗi thẳng lên khỏi mặt bàn.

2.4.3. Theo dõi ảnh h−ởng trên tuần hoàn

- Nhip tim : Theo dõi liên tục ECG trên màn hình của máy Life Scope 8 về tần số tim và các thông số của chuyển đạo DII, ghi lại kết quả điện tim trên giấy 2 lần( tr−ớc GTTS và sau GTTS 30 phút).

Theo dõi nhịp tim ở các thời điểm tr−ớc mổ một ngày lúc khám tiền mê gọi là T nền (ký hiệu T0), ở trên bàn mổ tr−ớc khi GTTS (ký hiệu T1) và sau GTTS 5 phút, 10 phút, 15 phút, 20 phút, 30 phút đến mổ xong ký hiệu t−ơng ứng là T2, T3,....Nếu nhịp tim giảm <60 chu kỳ/ phút thì xử trí bằng atropin 0,005-0,01mg/kg cân nặng/lần, tiêm nhắc lại sau 2 phút cho đến khi nhịp > 60 chu kỳ/phút [41].

- Huyết áp: Theo dõi huyết áp động mạch tâm thu và huyết áp động mạch trung bình ở các thời điểm tr−ớc mổ 1 ngày, tr−ớc GTTS, và các phút 5, 10, 15, 20, 30 và lúc mổ xong với các ký hiệu t−ơng ứng T0, T1, T2, ...T7. Nếu HAĐM tâm thu giảm ≥ 20% so với huyết áp nền thì điều trị bằng bù nhanh dịch, tiêm tĩnh mạch ephedrin 5mg pha loãng/1lần [36].

35

- Theo dõi tần số thở ở các thời điểm tr−ớc mổ 1 ngày (hô hấp nền), tr−ớc GTTS, sau GTTS 5 phút, 10 phút, 15 phút, 20 phút, 30 phút, lúc mổ xong.

- Theo dõi trên màn hình Monitoring SpO2 ở các thời điểm: Tr−ớc GTTS, sau GTTS 5 phút, 10 phút, 15 phút, 20 phút, 30 phút, lúc mổ xong.Nếu tần số thở từ 10- 12 lần/ phút thì động viên bệnh nhân thở, nếu tần số thở < 10 lần/ phút, SpO2< 90% thì úp mask bóp bóng hỗ trợ với ô xy 100%.

2.4.5. Đánh giá mức độ an thần:

Theo 5 mức độ của Xavier[73] : + Mức độ 0: Tỉnh hoàn toàn.

+ Mức độ 1: Ngủ lơ mơ nh−ng dễ đánh thức. + Mức độ 2: Ngủ nh−ng gọi trả lời đ−ợc.

+ Mức độ 3: Ngủ chỉ đáp ứng với kích thích của cơ thể. + Mức độ 4: Ngủ không thể đánh thức đ−ợc

2.4.6. Theo dõi các tác dụng không mong muốn trong và sau mổ:

- Nôn và buồn nôn. - Đau đầu. - Run. - Bí tiểu. - Ngứa - đau l−ng. - ảo giác - Các triệu chứng bất th−ờng khác.

Một phần của tài liệu So sánh tác dụng gây tê tuỷ sống bằng bupivacain kết hợp ketamin với bupivacain đơn thuần trong phẫu thuật chi dUới (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)