Biện pháp rèn các thao tác tư duy thông qua BTHH

Một phần của tài liệu phát triển năng lực tư duy cho học sinh lớp 10 chuyên hoá qua hệ thống bài tập phần cấu tạo nguyên tử và liên kết hoá học ở trường trung học phổ thông (Trang 38 - 39)

f. Tinh thể ion, tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử

2.2.2.Biện pháp rèn các thao tác tư duy thông qua BTHH

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy HS sẽ khó hoặc không nắm vững được tri thức về mặt hoá học nếu không có kĩ năng áp dụng các thao tác tư duy. Vì vậy, khi cho HS xem xét một vấn đề hoá học nào đó (thí nghiệm, hiện tượng, bài toán, ...) thì cần rèn cho HS biết cách xem xét như thế nào đó cho có hiệu quả:

- Trước hết phải tri giác bài toán một cách tổng quát. Sau đó, suy nghĩ phân tích từng yếu tố, từng dữ kiện, từng yêu cầu, từng khía cạnh của bài toán, để biết được cái đã cho và cái cần tìm. Cuối cùng tổng hợp các yếu tố, các dữ kiện, các khía cạnh của bài toán để nhận thức toàn bộ bài toán một cách đầy đủ và sâu sắc hơn.

- Với mỗi bài toán phải xem xét một cách tổng hợp - phân tích - tổng hợp để qua đó thấy được kiến thức cần vận dụng (tính chất, quy luật, công thức, ...).

- Xây dựng tiến trình luận giải bằng lập luận chặt chẽ và thực hiện đầy đủ từng bước tiến trình đó, mỗi phép tính, mỗi bước giải đều phải có cơ sở lập luận vững chắc. So sánh bài toán này với các bài toán trước đó có gì giống và khác nhau không?

- Cố gắng tìm ra tính chất đặc biệt của bài toán để tìm ra cách giải tối ưu độc đáo nhất.

- Kiểm tra lại cách giải, cuối cùng khái quát hoá thành dạng bài toán và phương pháp giải. Phân tích tác dụng của bài tập và từ vấn đề bài toán có thể đặt ra những vấn đề tiếp theo yêu cầu HS giải quyết.

Ví dụ 1: Phương pháp giải 4 dạng bài thuộc phần CTNT

Bài tập ở mức độ biết

Thế nào là đồng vị? Hãy phân tích điểm đúng sai của các mệnh đề sau đây:

a. Đồng vị là những chất có cùng điện tích hạt nhân Z.

b. Đồng vị là những nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân Z.

c. Đồng vị là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân Z.

d. Đồng vị là những nguyên tố có cùng số khối A.

Phân tích: Để làm được bài tập ở mức độ này HS chỉ cần thuộc: Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton (cùng điện tích hạt nhân Z) nhưng khác nhau về số nơtron (N) nên số khối A khác nhau và đồng thời kết hợp với sự khác nhau giữa chất, nguyên tử, nguyên tố để từ đó phân tích:

a. Mệnh đề sai vì chất (bao gồm đơn chất và hợp chất) không thể có cùng Z.

b. Mệnh đề sai vì các nguyên tố khác nhau có Z khác nhau.

c. Mệnh đề đúng (theo định nghĩa).

d. Mệnh đề sai vì những nguyên tố khác nhau có Z khác nhau có thể có số khối bằng nhau, ví dụ: 40

19K, 40 20Ca.

e. Mệnh đề sai vì đồng vị có số nơtron khác nhau nên số khối A khác nhau.

Bài tập ở mức độ hiểu

Một phần của tài liệu phát triển năng lực tư duy cho học sinh lớp 10 chuyên hoá qua hệ thống bài tập phần cấu tạo nguyên tử và liên kết hoá học ở trường trung học phổ thông (Trang 38 - 39)