Các biện pháp phát triển năng lực tư duy của HS chun Hố thơng qua

Một phần của tài liệu phát triển năng lực tư duy cho học sinh lớp 10 chuyên hoá qua hệ thống bài tập phần cấu tạo nguyên tử và liên kết hoá học ở trường trung học phổ thông (Trang 36 - 39)

Bảng 2.1 Khái niệm, đặc tính của các mạng tinh thể

2.2. Các biện pháp phát triển năng lực tư duy của HS chun Hố thơng qua

HTBT phần CTNT và LKHH

2.2.1. Các biện pháp bồi dưỡng HSG

- Hình thành cho HS một kiến thức cơ bản, vững vàng, sâu sắc. Đó là lý thuyết chủ đạo, là các định luật cơ bản, là các quy luật cơ bản của bộ môn. Hệ thống kiến

thức phải phù hợp với logic khoa học, logic nhận thức đáp ứng sự đòi hỏi phát triển nhận thức một cách hợp lý.

+ Rèn luyện cho HS vận dụng các lý thuyết chủ đạo, các định luật, quy luật cơ bản của môn học một cách linh hoạt, sáng tạo trên cơ sở bản chất hoá học của sự vật, hiện tượng.

+ Rèn luyện cho HS dựa trên bản chất hoá học, kết hợp với kiến thức các môn học khác chọn hướng giải quyết vấn đề một cách logic và gọn gàng.

+ Rèn luyện cho HS biết phán đoán (quy nạp, diễn dịch, …) một cách độc đáo, sáng tạo giúp cho HS hoàn thành bài làm nhanh hơn, ngắn gọn hơn.

+ Huấn luyện cho HS biết tự đọc và có kỹ năng đọc sách, tài liệu, với HSG đọc càng nhiều mới tăng lượng chất trong vốn kiến thức của mình. Từ những tài liệu và sự hướng dẫn, tổ chức của GV mà HS có thể phát huy tối đa khả năng tự học.

- Đổi mới PPDH, nâng cao hiệu quả giờ học, vận dụng sáng tạo các phương pháp khác nhau một cách linh hoạt sáng tạo. Phát triển cho HS các kỹ năng phân tích, tổng hợp, tư duy logic; khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề, đặc biệt là các vấn đề nảy sinh từ thực tế cuộc sống; khả năng ngơn ngữ, kỹ năng trình bày diễn đạt ý tưởng khoa học và khả năng thích ứng với xã hội.

- Rèn luyện cho HS phương pháp, thói quen tự học, tự nghiên cứu, tìm tịi, khám phá phát hiện vấn đề độc đáo, mới lạ.

+ Hình thành, rèn luyện cho HS kỹ năng thu thập, phân loại và xử lý thông tin từ các nguồn tư liệu khác nhau.

+ Trang bị cho HS phương pháp nghiên cứu khoa học và tập dượt nghiên cứu khoa học.

+ Sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong việc khai thác tài liệu và dạy học, sử dụng các phịng học bộ mơn, thí nghiệm, thực hành, thư viện để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học.

- Đánh giá HS chuyên theo hướng kết hợp giữa thầy đánh giá HS với HS đánh giá lẫn nhau và HS tự đánh giá mình. Việc đánh giá HS chuyên gồm kiểm tra kiến thức cơ bản, phần sáng tạo của từng HS, kết hợp đánh giá qua việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng với đánh giá năng khiếu; kết hợp kiểm tra theo qui định trong phân phối chương trình với viết tổng kết chuyên đề để khai thác triệt để

phương pháp tư duy của từng cá nhân, nhóm, lớp HS. Các trường xây dựng ngân hàng đề kiểm tra, tổ chức các đợt kiểm tra tháng, kiểm tra chuyên đề và xếp thứ tự HS từng tháng.

2.2.2. Biện pháp rèn các thao tác tư duy thơng qua BTHH

Nhiều cơng trình nghiên cứu cho thấy HS sẽ khó hoặc khơng nắm vững được tri thức về mặt hố học nếu khơng có kĩ năng áp dụng các thao tác tư duy. Vì vậy, khi cho HS xem xét một vấn đề hố học nào đó (thí nghiệm, hiện tượng, bài tốn, ...) thì cần rèn cho HS biết cách xem xét như thế nào đó cho có hiệu quả:

- Trước hết phải tri giác bài toán một cách tổng qt. Sau đó, suy nghĩ phân tích từng yếu tố, từng dữ kiện, từng u cầu, từng khía cạnh của bài tốn, để biết được cái đã cho và cái cần tìm. Cuối cùng tổng hợp các yếu tố, các dữ kiện, các khía cạnh của bài tốn để nhận thức tồn bộ bài tốn một cách đầy đủ và sâu sắc hơn.

- Với mỗi bài toán phải xem xét một cách tổng hợp - phân tích - tổng hợp để qua đó thấy được kiến thức cần vận dụng (tính chất, quy luật, cơng thức, ...).

- Xây dựng tiến trình luận giải bằng lập luận chặt chẽ và thực hiện đầy đủ từng bước tiến trình đó, mỗi phép tính, mỗi bước giải đều phải có cơ sở lập luận vững chắc. So sánh bài tốn này với các bài tốn trước đó có gì giống và khác nhau khơng?

- Cố gắng tìm ra tính chất đặc biệt của bài tốn để tìm ra cách giải tối ưu độc đáo nhất.

- Kiểm tra lại cách giải, cuối cùng khái quát hoá thành dạng bài tốn và phương pháp giải. Phân tích tác dụng của bài tập và từ vấn đề bài tốn có thể đặt ra những vấn đề tiếp theo yêu cầu HS giải quyết.

Ví dụ 1: Phương pháp giải 4 dạng bài thuộc phần CTNT Bài tập ở mức độ biết

Thế nào là đồng vị? Hãy phân tích điểm đúng sai của các mệnh đề sau đây:

a. Đồng vị là những chất có cùng điện tích hạt nhân Z. b. Đồng vị là những ngun tố có cùng điện tích hạt nhân Z. c. Đồng vị là những ngun tử có cùng điện tích hạt nhân Z. d. Đồng vị là những nguyên tố có cùng số khối A.

Phân tích: Để làm được bài tập ở mức độ này HS chỉ cần thuộc: Đồng vị là những

nguyên tử có cùng số proton (cùng điện tích hạt nhân Z) nhưng khác nhau về số nơtron (N) nên số khối A khác nhau và đồng thời kết hợp với sự khác nhau giữa chất, nguyên tử, ngun tố để từ đó phân tích:

a. Mệnh đề sai vì chất (bao gồm đơn chất và hợp chất) khơng thể có cùng Z. b. Mệnh đề sai vì các ngun tố khác nhau có Z khác nhau.

c. Mệnh đề đúng (theo định nghĩa).

d. Mệnh đề sai vì những ngun tố khác nhau có Z khác nhau có thể có số khối

bằng nhau, ví dụ: 40 19K, 40

20Ca.

e. Mệnh đề sai vì đồng vị có số nơtron khác nhau nên số khối A khác nhau. Bài tập ở mức độ hiểu

Một phần của tài liệu phát triển năng lực tư duy cho học sinh lớp 10 chuyên hoá qua hệ thống bài tập phần cấu tạo nguyên tử và liên kết hoá học ở trường trung học phổ thông (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w