Sự phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Á Châu

Một phần của tài liệu Rủi ro khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế (Trang 28 - 29)

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

2.3.1 Sự phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Á Châu

Dịch vụ TTQT được Ngân hàng TMCP Á Châu triển khai từ năm 1994. Trải qua gần 14 năm hoạt động TTQT, cùng với sự phát triển chung của ACB, dịch vụ TTQT cũng từng bước phát triển và dần khẳng định được chất lượng và vai trò của dịch vụ này đối với ACB nói riêng và đối với thị trường trong nước và quốc tế nói chung. ACB luôn cố gắng đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp và đối tác nước ngoài về các nghiệp vụ liên quan đến TTQT một cách chính xác-an toàn-hiệu quả- nhanh chóng.

Năm 1998, ACB trở thành thành viên chính thức của Tổ chức viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT). Đây là bước ngoặt quan trọng của ACB vì đã nâng cao được khả năng phục vụ khách hàng, phát triển mạng lưới thanh toán toàn cầu và từ đó uy tín của ACB đã tăng lên đáng kể. ACB cũng đã đưa vào sử dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại phục vụ cho dịch vụ TTQT.

Hiện nay, ACB có 62 chi nhánh, sở giao dịch và phòng giao dịch có hoạt động TTQT. Tại các sở giao dịch và một số chi nhánh có kiểm soát viên và nhân viên TTQT, tại một số chi nhánh và phòng giao dịch chỉ có nhân viên TTQT. Mỗi sở giao dịch hay chi nhánh có kiểm soát viên được phân một hạn mức kiểm soát chứng từ khác nhau, trong hạn mức cho phép chi nhánh tự quyết định và chỉ fax chứng từ ở khâu cuối về Phòng TTQT Hội sở để thực hiện thanh toán hoặc đi điện ra nước

392 687 687 2127 2005 2006 2007 Lợi nhuận trước thuế 24.273 44.650 85.392 2005 2006 2007 Tổng tài sản

ngoài, ngoài hạn mức cho phép chi nhánh phải fax chứng từ về Phòng TTQT Hội sở để thực hiện việc kiểm soát nghiệp vụ. Các chi nhánh và phòng giao dịch không có kiểm soát viên phải fax toàn bộ hồ sơ chứng từ về Phòng TTQT Hội sở để thực hiện việc kiểm soát nghiệp vụ. Việc phân cấp như vậy làm giảm gánh nặng công việc cho Phòng TTQT Hội sở, tuy nhiên việc kiểm soát chứng từ không được tập trung và dễ gây rủi ro nếu kiểm soát viên không đủ kiến thức hoặc không trung thực. Vì vậy, việc bổ nhiệm kiểm soát viên TTQT được chú trọng để ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT.

Mỗi một PTTT ACB đều xây dựng thủ tục nghiệp vụ nhằm thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống và đảm bảo an toàn cho ACB cũng như khách hàng (tham

khảo Thủ tục nghiệp vụ TDCT không hủy ngang ở phụ lục 5)

Với sự nổ lực không ngừng, dịch vụ TTQT của ACB đã được sự công nhận bởi các ngân hàng và tập đoàn tài chính trên thế giới (tham khảo phụ lục 6).

Bên cạnh sự công nhận của các ngân hàng và tập đoàn tài chính trên thế giới, ACB còn được sự tín nhiệm của khách hàng trong nước thể hiện bằng kết quả hoạt động TTQT tăng trưởng qua các năm.

Một phần của tài liệu Rủi ro khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)