Tổ chức tốt Bộ phận TTQT của từng chi nhánh và thực hiện các giải pháp hạn chế rủi ro trong từng vai trò cụ thể

Một phần của tài liệu Rủi ro khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế (Trang 61 - 62)

- Nội dung của bảng câu hỏ

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠ

3.3.2.1 Tổ chức tốt Bộ phận TTQT của từng chi nhánh và thực hiện các giải pháp hạn chế rủi ro trong từng vai trò cụ thể

pháp hạn chế rủi ro trong từng vai trò cụ thể

Bộ phận TTQT là bộ phận trực tiếp thực hiện nghiệp vụ và tạo ra chất lượng của TTQT nói chung và của phương thức TDCT nói riêng. Như vậy, giải pháp đầu tiên ACB cần thực hiện là tổ chức tốt Bộ phận TTQT ở từng chi nhánh.

Hiện nay, ở các chi nhánh do đặc thù số lượng thanh toán bằng TDCT không nhiều nên nhân viên TTQT thường quản lý một số công ty nhất định và thực hiện tất cả các dịch vụ TTQT phát sinh khi công ty có nhu cầu. Bên cạnh việc thực hiện nghiệp vụ TTQT, các nhân viên còn thực hiện việc chăm sóc khách hàng. Như vậy, nhân viên sẽ khó tập trung vào nghiệp vụ. Để thực hiện nghiệp vụ một cách chuyên nghiệp thì cần tách thành hai bộ phận, thứ nhất là bộ phận dịch vụ khách hàng có nhiệm vụ chuyên chăm sóc và là đầu mối liên hệ với khách hàng; thứ hai là bộ phận nghiệp vụ TTQT chuyên thực hiện nghiệp vụ và theo dõi hồ sơ TTQT. Có như vậy, bộ phận nghiệp vụ TTQT sẽ có thời gian trau dồi nghiệp vụ và theo dõi hồ sơ TTQT tốt hơn, tránh được những sai sót về nghiệp vụ. Để tổ chức được mô hình này cần phải có đầy đủ nhân sự. Với mô hình này, khách hàng sẽ được chăm sóc tốt hơn và nghiệp vụ TTQT sẽ được thực hiện chuyên nghiệp hơn. Bên cạnh việc tổ chức tốt Bộ phận TTQT, ở chi nhánh còn cần tổ chức tốt các bộ phận khác có liên quan đến chất lượng dịch vụ TTQT, đặt biệt là TDCT như bộ phận tín dụng, bộ phận dịch vụ tài khoản khách hàng…

Tại ACB quy trình thực hiện nghiệp vụ TDCT được xây dựng trên cơ sở đảm bảo an toàn cho ACB và quyền lợi của khách hàng. Tuy nhiên, quy trình không quy định toàn bộ mọi chi tiết, tình huống có thể xảy ra và có những chi tiết được quy

định nhưng nhân viên không tuân thủ dẫn đến rủi ro cho ACB. Vì vậy, bên cạnh việc sắp xếp lại Bộ phận TTQT hợp lý, để hạn chế được rủi ro xảy ra trong phương thức TDCT, ACB còn phải thực hiện những giải pháp đối với từng vai trò cụ thể.

Một phần của tài liệu Rủi ro khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)