Đánh giá chung:

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quy nhơn (Trang 31 - 33)

PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN

3.1.Đánh giá chung:

Sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích hoạt động của NHNo&PTNT thành phố Quy Nhơn em xin đánh giá về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thông qua mô hình SWOT sau:

Điểm mạnh:

- Mạng lưới rộng khắp trải dài từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi xa xôi đến đồng bằng đã giúp cho Agribank có những lợi thế riêng như: thị phần ổn định; số lượng khách hàng dồi dào và tạo điều kiện thuận lợi cho Agribank đưa dịch vụ đến sát địa bàn dân cư.

- Là NHTM Nhà nước nên thương hiệu được xem là điểm mạnh thứ hai mà Agribank có được so với các TCTD khác. Bởi xuất phát từ đặc thù của hoạt động ngân hàng là dựa vào nền tảng niềm tin của công chúng nên thương hiệu được xem như là một trong những công cụ quan trọng trong việc thiết lập quan hệ, tạo dựng niềm tin đối với khách hàng.

- Có sự hỗ trợ của Chính phủ và quỹ hỗ trợ phát triển của các tổ chức quốc tế như: ODA, AFD, ADB tài trợ cho những dự án phát triển nông nghiệp nông thôn, công nghiệp hóa ngành nông - lâm - ngư nghiệp.

 Điểm yếu:

- Cũng vì là NHTM Nhà nước nên Ngân hàng chịu sự chi phối nhiều từ phía Chính phủ, hoạt động hoàn toàn không vì mục đích thương mại.

- Cơ chế quản lý hiện tại chưa đựơc phù hợp với tình hình hiện tại, vẫn còn tư tưởng của cơ chế xin – cho.

- Sản phẩm chưa đa dạng, còn nghèo nàn, chất lượng dịch vụ chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của người tiêu dùng.

- Ngành nghề mà Agribank đầu tư chủ yếu là lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, đây là lĩnh vực chịu nhiều tác động của yếu tố tự nhiên (thiên tai, hạn hán, lũ lụt) nên rủi ro thất thoát là rất lớn. Bên cạnh đó, doanh số cho vay trong lĩnh vực này nhỏ, nhưng số lượng khách hàng lại rất lớn nên khó theo dõi, quản lý nên tốn kém nhiều chi phí quản lý và đầu tư.

- Trình độ công nghệ, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý kinh doanh còn giới hạn, đội ngũ cán bộ chưa đồng đều.

- Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ (do sự rộng khắp của mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch) nên rất khó cho quá trình cải tiến và đầu tư công nghệ cao.

Cơ hội:

- Tốc độ phát triển kinh tế được dự đoán là khả quan trong tương lai tạo điều kiện cho các hoạt động của Ngân hàng phát triển.

- Cơ hội mở rộng thị trường từ việc Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nên việc tiếp cận công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ các ngân hàng nước ngoài rất cao.

- Tầm nhận thức của người dân đã dần cao, nhu cầu về chất lượng và việc sử dụng các tiện ích của ngân hàng càng lớn, nên cơ hội phát triển các sản phẩm mang tính công nghệ là có triển vọng.

 Thách thức:

- Áp lực cạnh tranh từ các NHTM, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và các quỹ đầu tư khác ngày càng gia tăng, đặc biệt là sự các NHTM cổ phần hiện ngày càng lớn mạnh cả về mạng lưới, qui mô và năng lực tài chính.

- Việt Nam gia nhập WTO, rủi ro thị trường gia tăng cùng với việc tự do hóa thị trường tài chính; lãi suất, tỷ giá được tự do hóa, khả năng chịu ảnh hưởng từ những cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước trên thế giới và khu vực sẽ gia tăng.

- Nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển và hội nhập, chưa thật sự bền vững và dễ dàng bị đỗ vỡ khi có những biến động.

- Công tác quản lý vĩ mô đang trong giai đoạn hoàn thiện để phát triển, nên hệ thống chính sách, pháp luật cũng chưa nhất quán, dễ gây tác động đến nền kinh tế vốn đang còn non yếu.

Trong những năm qua, mặc dù đứng trước tình hình kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã buộc các ngân hàng trên địa bàn đồng loạt nâng lãi suất huy động lên làm ảnh hưởng tới chi phí và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng, nhưng bằng sự nỗ lực của mình, Ngân hàng đã xác định được những điều kiện thuận lợi, khó khăn, tận dụng những ưu thế, nắm bắt tốt thời cơ nên đã khai thác có hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi trong dân. Nhờ

vậy mà tổng nguồn VHĐ vẫn tăng qua các năm, đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh của Ngân hàng.

Cùng với sự tăng trưởng của tổng VHĐ thì DSCV của chi nhánh cũng không ngừng tăng lên. Nhờ vậy mà chi nhánh luôn kinh doanh có lợi nhuận, thể hiện là:

Bảng 3.1: Tình hình lợi nhuận của chi nhánh qua các năm

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Thu 301.289 362.051 490.305

Chi 287.985 353.200 478.985

Lợi nhuận 13.304 8.851 11.320

(Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, từ khi thành lập cho đến nay NHNo&PTNT thành phố Quy Nhơn là NHTM hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế tỉnh nhà, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Với vị thế là NHTM hàng đầu Việt Nam, Agribank đã và đang không ngừng nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, vinh dự được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngành ngân hàng và nhiều tổ chức uy tín trên thế giới trao tặng các bằng khen cùng nhiều phần thưởng cao quý như: TOP 10 giải “Sao Vàng Đất Việt”, TOP 10 Thương hiệu Việt Nam uy tín nhất, danh hiệu “Doanh Nghiệp Phát Triển Bền Vững” do Bộ Công thương công nhận, TOP 10 Doanh nghiệp Việt Nam theo xếp hạng của VNR500, góp phần to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quy nhơn (Trang 31 - 33)