Điều kiện hình thành màng dầu chịu tả

Một phần của tài liệu Mô hình hóa 3d hệ thống bôi trơn động cơ DE12T trên xe DEAWOO (Trang 43 - 44)

Khi động cơ chưa làm việc, trục tiếp xúc với ổ trục ở điểm a (hình 3-1), điểm thấp nhất của ổ trục, lúc này chưa hình thành màng dầu. Vì vậy, trong giai đoạn đầu tiên khi động cơ bắt đầu làm việc, ma sát giữa trục và ổ trục là ma sát khô. Sau đó do bơm dầu hoạt động, dầu được cung cấp mới hình thành ma sát ướt.

Giả sử rằng, trong quá trình làm việc của động cơ, lực P tác dụng lên ổ trục có trị số và hướng không đổi (nhưng thực tế phụ tải luôn thay đổi). Khi trục quay, lớp dầu bám trên trục sẽ quay theo với vận tốc bằng vận tốc ngoài của trục. Lớp dầu càng xa bề mặt trục vận tốc càng nhỏ, trường vận tốc phân bố như trên hình 3-1.

Khi lớp dầu bị cuốn vào khe hở hẹp, do tính chất không chịu nén của dầu nhờn nên lớp dầu có xu hướng lưu động dọc trục để thoát ra khỏi khe hở. Nhưng nhờ lực ma sát trong của dầu nhờn cản không cho nó lưu động dọc trục. Vì vậy

khiến áp suất thuỷ động lực học trong lớp dầu càng lớn, càng gần hmin thì nó càng

lớn. Khi vận tốc cuả trục đạt đến trị số nào đó, tổng các lực trên phương thẳng đứng của áp suất thuỷ động lực học cân bằng với ngoại lực P và lúc này trục mới bắt đầu được nâng lên và không tiếp xúc với bạc lót nữa. Giữa hai bề mặt ma sát sẽ hình thành một lớp ngăn cách không cho chúng tiếp xúc với nhau. Ổ trục lúc này làm việc với chế độ bôi trơn ma sát ướt hoàn toàn.

Như vậy, điều kiện chủ yếu để hình thành lớp dầu bôi trơn ma sát ướt bằng phương pháp thuỷ động là:

- Giữa hai bề mặt phải có khe hở hình chêm.

- Dầu phải có độ nhớt nhất định và liên tục chảy vào khe hở .

- Vận tốc tương đối giữa hai bề mặt phải có phương, chiều thích hợp và trị số vận tốc đủ lớn để áp suất sinh ra trong lớp dầu đủ khả năng cân bằng với tải trọng ngoài.

Một phần của tài liệu Mô hình hóa 3d hệ thống bôi trơn động cơ DE12T trên xe DEAWOO (Trang 43 - 44)