0
Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

Sự hình thành và phát triển của TCT Khoáng sản TK

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KTNB TẠI TCT KHOÁNG SẢN - TKV (Trang 28 -32 )

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN – TK

2.1.1 Sự hình thành và phát triển của TCT Khoáng sản TK

Việt Nam là một quốc gia giàu tiềm năng tài nguyên khoáng sản, do vậy ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản đã hình thành từ các thời đại phong kiến và đến nay phát triển ngày càng mạnh.

Đầu thế kỷ thứ XIX, nước ta đã có khoảng 150 mỏ khoáng sản ở các vùng như Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh … được khai thác với các loại khoáng sản chủ yếu như: đồng, chì, kẽm, thiếc, sắt, lưu huỳnh, bô xít … Trong thời kỳ này, việc khai thác còn rất thủ công, dựa vào sức người là chính nên quy mô và sản lượng khai thác còn ít, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông cụ và vũ khí. Đến thời kỳ Pháp thuộc, tuy số lượng các mỏ khai thác đã tăng lên khoảng 300 mỏ với trên 20 loại khoáng sản khác nhau, sản lượng khai thác tăng lên nhưng việc khai thác vẫn rất thủ công, thợ mỏ bị bóc lột sức lao động thậm tệ, khoáng sản khai thác được bị thực dân Pháp vơ vét.

Sau khi miền Bắc giành được độc lập, từ những năm 1955 - 1985, Việt Nam đã hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Trung Quốc … để đầu tư khai thác và chế biến khoáng sản, phục vụ cho giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá đất nước. Thời gian này, có khoảng 700 mỏ trên cả nước được đưa vào khai thác với trên 40 loại khoáng sản khác nhau. Công nghệ khai thác, tuyển khoáng và luyện kim tuy có được cải tiến nhưng năng suất và hiệu quả khai thác vẫn rất thấp; mặt khác do công tác quản lý mang tính tập trung bao cấp, kế hoạch hoá, hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản chỉ do các đơn vị Nhà nước thực hiện nên ngành khoáng sản không khai thác được hết tiềm năng khoáng sản, không phát huy được vai trò trong công cuộc tái thiết và xây dựng đất nước.

Năm 1986, Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới, áp dụng chính sách mở cửa nền kinh tế đã tạo một bước ngoặt lớn để ngành khai thác khoáng sản phát triển. Số lượng mỏ và chủng loại khoáng sản được khai thác đã tăng nhanh trên phạm vi cả nước như: Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Hà Nam, Quảng Bình, Khánh Hoà, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu … Thời gian này, cơ chế thị trường được hình thành, các thành phần tham gia khai khoáng đa dạng hơn, bao gồm cả các DN Nhà nước, DN tư nhân, công ty TNHH, công ty CP, DN có vốn đầu tư nước ngoài … nhờ vậy, ngành khai khoáng đã phát triển khá mạnh. Quy mô

và sản lượng khai thác khoáng sản tăng lên nhanh chóng, nhưng lại bị phân tán, manh mún, việc đầu tư vào chế biến sâu khoáng sản không được chú trọng, hầu hết sản phẩm khai thác được thường được xuất khẩu ở dạng thô làm giảm hiệu quả kinh tế - xã hội. Tình trạng hoạt động phân tán, manh mún xảy ra kéo dài với hầu hết các ngành kinh tế trong cả nước, nhằm khắc phục tình trạng trên và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, Nhà nước Việt Nam đã có chủ trương DN Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và tổ chức sắp xếp lại các DN Nhà nước thành các TCT để tăng cường sức mạnh tài chính, nhân lực, sự tự chủ và tự chịu trách nhiệm, nâng cao hiệu quả của DN Nhà nước. Theo đó, các DN Nhà nước trong ngành khai khoáng cũng được quy hoạch lại thành các TCT 90 như: TCT KLM quý hiếm, TCT phát triển khoáng sản … theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập các TCT 90.

Trong bối cảnh đó, TCT khoáng sản Việt Nam đã được chính thức thành lập theo Quyết định số 1118/QĐ/TCCBĐT ngày 27 tháng 10 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng theo uỷ quyền của Thủ tướng chính phủ trên cơ sở hợp nhất TCT khoáng sản quý hiếm Việt Nam và TCT phát triển khoáng sản. Theo thời gian, số lượng các đơn vị thành viên của TCT khoáng sản Việt Nam tăng lên dần và có sự sắp xếp lại ngày càng hợp lý hơn. Bản thân TCT tuy mới thành lập nhưng các đơn vị thành viên hầu hết đều là những DN có bề dày truyền thống hoạt động trong ngành khai thác và chế biến khoáng sản.

Đầu năm 2003, căn cứ theo Quyết định số 05/2003/QĐ-BCN ngày 13 tháng 2 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp, TCT đá quý và vàng Việt Nam đã được sáp nhập vào TCT khoáng sản Việt Nam.

Năm 2005, TCT khoáng sản Việt Nam trở thành thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam theo Quyết định số: 345/2005/QĐ-TTg ngày 26/12/2005 của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam.

Cuối năm 2006, TCT khoáng sản Việt Nam được đổi tên thành TCT Khoáng sản – TKV theo Quyết định số 2449/QĐ-HĐQT ngày 08/11/2006 của HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam.

Tên đơn vị: TCT Khoáng sản - TKV

Tên giao dịch quốc tế: VINACOMIN - MINERALS HOLDING CORPORATION, viết tắt là VIMICO

Trụ sở chính đặt tại: 562 Nguyễn Văn Cừ - quận Long Biên – Hà Nội

TCT Khoáng sản – TKV là một tổng công ty nhà nước hoạt động theo Luật DN nhà nước có tư cách pháp nhân, con dấu, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; có vốn và tài sản riêng, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ bằng tài sản của mình. TCT Khoáng sản – TKV được tổ chức và hoạt động theo điều lệ của TCT do Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam phê duyệt, với nhiệm vụ kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư tại TCT và tại các DN TCT tham gia góp vốn; hoàn thành các nhiệm vụ do đại diện chủ sở hữu giao. Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ của TCT, đại diện sở hữu nhà nước là HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam; HĐQT TCT Khoáng sản – TKV là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu tại TCT.

Tính đến thời điểm 22/11/2006, khi đổi tên thành TCT Khoáng sản – TKV, vốn điều lệ của TCT Khoáng sản – TKV là 719.749.730.244 đồng.

Là một tổng công ty nhà nước, TCT Khoáng sản – TKV có quyền tự chủ đối với việc sử dụng vốn và tài sản của mình nắm giữ, có quyền kinh doanh các ngành nghề đăng ký, quyền lựa chọn đối tác, quyền chủ động trong quản lý tài chính và thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với nhà nước, đối với các công ty con, công ty liên kết đảm bảo hoạt động hiệu quả của đồng vốn, và lợi ích xã hội.

Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của TCT:

- Điều tra, khảo sát, thăm dò địa chất các loại khoáng sản.

- Khai thác các loại khoáng sản, kể cả các loại khoáng sản quý hiếm như vàng, bạch kim, bạc, đá quý và đá bán quý; các loại nguyên vật liệu sử dụng trong ngành hàng trang sức như ngọc trai, san hô …

- Tuyển luyện, gia công, chế biến các loại khoáng sản, gia công chế tác sản xuất hàng trang sức mỹ nghệ, sản xuất các mặt hàng công nghiệp, dân dụng từ khoáng sản, kim loại.

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới vào lĩnh vực thăm dò, khai thác chế biến khoáng sản, luyện kim, đá quý, vàng, ngọc trai, hàng trang sức mỹ nghệ.

- Đào tạo chuyên gia về ngọc học, công nhân kỹ thuật gia công chế tác đá quý, vàng, ngọc trai, hàng trang sức mỹ nghệ.

- Kinh doanh xuất NK các loại khoáng sản, các loại sản phẩm chế biến từ khoáng sản, đá quý, vàng, ngọc trai, hàng trang sức mỹ nghệ, các loại vật tư thiết bị phục vụ cho ngành khai thác và chế biến khoáng sản, đá quý, vàng và hàng trang sức mỹ nghệ.

- Xây lắp công trình công nghiệp mỏ - luyện kim và công trình dân dụng.

- Chế tạo, sửa chữa công cụ dụng cụ, thiết bị trong lĩnh vực khai thác tuyển luyện. - Tư vấn đầu tư và xây dựng về khai thác và chế biến khoáng sản;

- Kinh doanh dịch vụ khách sạn, cho thuê văn phòng, dịch vụ vận tải và các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KTNB TẠI TCT KHOÁNG SẢN - TKV (Trang 28 -32 )

×