Tình hình cho vay

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động tín dụng bất động sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam từ cuộc khủng hoảng tín dụng bất động sản tại Mỹ. (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG BẤT ĐỘNG SẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

3.2.2 Tình hình cho vay

- Giai đoạn 2006 – 2008, giai đoạn có nhiều cải cách về pháp lý cho hoạt

động cho vay: Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản nhằm tạo vốn xoay vòng cho thị trường này như Nghị định 02/2006/NĐ-CP ban hành ngày 5/1/2006 về quy chế khu đô thị mới thúc đNy doanh nghiệp phải đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Thêm vào đó là Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 quy định đất đai khu đô thị các dự án tại huyện nếu đã thực hiện xong cơ sở hạ tầng thì nhà đầu tư được bán nền. Luật Nhà ở có hiệu lực từ 1/7/2006 cho phép doanh nghiệp có thể huy động vốn tối đa 70% giá trị hợp đồng sau khi đầu tư hạ tầng. Việt kiều ở Việt Nam trên 6 tháng được sở hữu nhà. Các quy định này là hướng mở giúp giải quyết vốn cho các chủ đầu tư. Cùng với đó, Các ngân hàng liên tục gia tăng dư nợ tín dụng bất động sản. Trong năm 2007, các Ngân hàng chạy đua tăng dư nợ, tổng dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng đạt 1,080 ngàn tỷ, tăng 53.89% so với năm 2006.

Hình 3.6: Tình hình huy động và cho vay của toàn hệ thống ngân hàng - 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Năm Ngàn tỷ Huy động vốn Cho vay

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt nam

- Sau tăng trưởng mạnh cho vay bất động sản là tình hình ảm đạm cho vay tại các ngân hàng: nếu như năm 2007 và đầu 2008 các ngân hàng đNy mạnh cho vay bất động sản thì đến quý II năm 2008, với chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ, các ngân hàng không chỉ hạn chế cho vay ra, mà còn cố gắng thu hồi nợ nếu có thể.

Hình 3.7: Tốc độ tăng trưởng cho vay của toàn hệ thống ngân hàng (2000 -2008)

28.41% 41.65% 41.65% 25.44% 53.89% 44% 38.36% 34% 31.1% 21% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Cuối năm 2008, Chính phủ đã có những giải pháp nới rộng chính sách tiền tệ, lãi suất cũng giảm đáng kể, nhưng các doanh nghiệp lại hạn chế vay hơn trước. Các doanh nghiệp cho biết lãi vay đã rẻ nhưng phải bán được hàng thì mới dám vay. Thị trường xuất khNu đang khó, vì vậy doanh nghiệp chấp nhận khoanh tay hơn là phiêu lưu. Theo các doanh nghiệp, lúc này doanh nghiệp nhìn thị trường trước rồi mới nghĩ đến việc vay tiền.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, nhiều ngân hàng đã đNy mạnh cho vay, tỷ lệ hồ sơ xin vay vốn đã được giải quyết là 85,6%. Như vậy, chỉ còn 14,4% hồ sơ chưa được giải quyết, trong đó chủ yếu mua sắm ôtô hoặc nhu cầu tiêu dùng xa xỉ, các khách hàng kinh doanh thép, hạt nhựa do giá trên thị trường thế giới giảm thấp so với lúc nhập khNu, không tái xuất được để thu hồi vốn trả nợ ngân hàng nên không được cho vay tiếp, các dự án đầu tư kém hiệu quả, nhiều rủi ro, khả năng thu hồi nợ thấp.

Cũng theo Thống đốc Ngân hàng nhà nước, việc không tiếp cận được vốn có thể do một số nguyên nhân về phía khách hàng vay vốn như vi phạm nguyên tắc cho vay chiếm khoảng 6,9%; doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện cho vay chiếm khoảng 80,8% như phương án kinh doanh không khả thi, không hiệu quả; khả năng tài chính thấp.

Mặc dù vậy, nhưng tăng trưởng tín dụng năm 2008 cũng đã tăng 21% so với năm 2007 nâng tổng mức dư nợ cho vay toàn hệ thống ngân hàng lên mức 1,300 ngàn tỷ động là do các Ngân hàng đã giải ngân từ Quý I năm 2008.

- Các Ngân hàng liên tục giảm lãi suất theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước nhưng các doanh nghiệp vẫn không buồn vay. Tại Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Nam Việt, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín đã điều chỉnh giảm lãi suất cho vay VND xuống 10.5%/năm và đang xem xét giảm lãi suất cho vay ưu đãi thấp hơn 1% so với lãi suất thông thường; doanh nghiệp xuất nhập khNu cam kết bán USD cho Ngân hàng được hưởng lãi suất cho vay VND 1%/năm sau khi đã được hổ trợ lãi suất.

Lãi suất cho vay trên thị trường hiện nay đã giảm 10.5%/năm, 6% - 6.5% đối với các khoản vay được hổ trợ lãi suất so với mức lãi suất cho vay cao nhất 21%/năm trước đây. Việc lãi suất cho vay giảm đã giúp các doanh nghiệp, cá nhân thuận lợi hơn nhiều khi vay vốn. Tuy nhiên, theo tổng giám đốc một Ngân hàng TMCP, việc lãi suất cho vay liên tục giảm mạnh đã khiến tình trạng "đảo nợ" xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Những khách hàng đã vay trước đây với mức lãi suất cao đi mượn tiền trả nợ Ngân hàng rồi vay lại với mức lãi suất thấp hơn. Một trưởng phòng tín dụng Ngân hàng thông tin khi lãi suất cho vay ở mức 21%/năm, nhiều khách hàng rất cần vay vốn vì sợ lãi suất còn lên nữa nhưng lúc đó Ngân hàng đang sợ mất thanh khoản nên không dám cho vay. Giờ thì khi lãi suất đang giảm mạnh, khách hàng cần vay lại có tâm lý tiếp tục chờ đợi lãi suất cho vay giảm hơn nữa mới vay. Điều này khiến đầu ra của các Ngân hàng hiện không khả quan.

- Nợ xấu tăng cao: theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước, nợ xấu của các ngân hàng hiện chiếm khoảng 2,14% tổng dư nợ. Tuy nhiên đây chỉ là số liệu báo cáo, còn thực tế thì tỷ lệ nợ xấu của các loại hình này đã tăng đáng kể, nếu tính luôn nợ nhóm hai thì tỷ lệ nợ quá hạn khoảng 8 -10% dư nợ, cá biệt nhiều ngân hàng có nợ quá hạn rất cao. Các ngân hàng đã chú trọng nhiều hơn việc hạn chế rủi ro. Nhưng do "độ trễ" của các dự án trung và dài hạn còn chưa đến hạn thu hồi nợ, nên chưa thể nói đây là con số cuối cùng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động tín dụng bất động sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam từ cuộc khủng hoảng tín dụng bất động sản tại Mỹ. (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)