GIÁM SÁT RỪNG

Một phần của tài liệu Bộ Công Cụ Xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam . potx (Trang 43)

CÓ GIÁ TR BO TN CAO (HCVF) TI VIT NAM

Giám sát HCVF là một hoạt động quan trọng của chủ rừng và các bên liên quan. Tương tự như phần quản lý HCVF, Bộ công cụ này không đi sâu hướng dẫn chi tiết về công tác giám sát HCVF. Phần 3 Bộ công cụ ProForest (2003) cung cấp một số hướng dẫn chung về giám sát cũng như một số yêu cầu cụ thể đối với từng HCV.7

Mối liên quan giữa quản lý và giám sát được làm rõ thông qua các yêu cầu của FSC đối với HCVF tại Nguyên tắc 9 (Tiêu chí 9.4) như sau:

Giám sát hàng năm phải được tiến hành để đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp được áp dụng nhằm duy trì hoặc tăng cường các thuộc tính bảo tồn phù hợp.

Tiêu chí 9.4 của FSC

Như vậy, giám sát từng HCV cần được triển khai để đảm bảo rằng HCV đó được duy trì và

tăng cường. Ngoài ra, giám sát các biện pháp và hoạt động theo kế hoạch quản lý cũng được tiến

hành để đảm bảo rằng chúng được thực hiện đúng yêu cầu. Cả hai loại hình giám sát này đều cần thiết đối với HCVF.

Giám sát các HCV chủ yếu liên quan tới hoạt động tiến hành trong ranh giới lâm trường/công ty lâm nghiệp. Tuy nhiên một số hoạt động giám sát có thể xảy ra bên ngoài phạm vi đơn vị quản lý rừng do một số yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến các HCV đã xác định (ví dụ: thay đổi về tình trạng bảo tồn của các kiểu hệ sinh thái, hay xuất hiện nguồn cung cấp nước uống thay thế cho cộng đồng địa phương). Các bên liên quan khác như các chuyên gia quy hoạch sử dụng đất có thể cần phải giám sát HCV ở cấp cảnh quan.

Các kết quả của quá trình giám sát HCVs thường được dùng để điều chỉnh các chiến lược quản lý chúng. Một số ví dụ sau đây được dùng để minh họa:

• Ảnh vệ tinh cho thấy những khu vực xung quanh và bên trong khu rừng đang bị phát quang. Các bên liên quan có thể phải điều chỉnh mối quan hệ về quản lý với những chủ thể sử dụng đất lân cận.

• Dữ liệu ô định vị so với những thông tin về khai thác cho thấy sự tái sinh chậm hơn yêu cầu đặt ra tại những khu vực có cường độ khai thác lớn hơn X cây/ha. Để đảm bảo tái sinh rừng, cường độ khai thác phải thấp hơn X.

• Tuyến đường đi của động vật hoang dã trong một hành lang xanh chỉ ra rằng những loài thú lớn không sử dụng hành lang này. Cần tạo một hành lang mới ở một vị trí khác.

• Kết quả so sánh lượng bồi lắng ở các con sông với mật độ đường lâm nghiệp cho thấy lượng bồi lắng là quá cao khi mật độ đường vượt quá mức độ nhất định. Công tác quy hoạch phải được triển khai nhằm giảm thiểu mật độ đường vận xuất, vận chuyển.

• Giám sát nguồn lâm sản ngoài gỗ của cộng đồng cho thấy sự giảm sút nhanh về số lượng. Các bên liên quan và người dân cần phải quyết định tại sao nguồn tài nguyên bị giảm sút và làm thế nào thay đổi chiến lược khai thác nguồn tài nguyên hoặc công tác quản lý rừng.

Phương pháp tiếp cận phòng ngừa và công tác giám sát

Kế hoạch giám sát (nằm trong kế hoạch quản lý) phải kiểm tra được những giả định đối với các quyết định quản lý được đưa ra cũng như trạng thái các thuộc tính của HCVF và phải cụ thể theo địa điểm. Khi một giả định không được hỗ trợ trong quá trình giám sát, cách tiếp cận phòng

Một phần của tài liệu Bộ Công Cụ Xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam . potx (Trang 43)