Giá trị HCV 6 Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện văn hoá truyền thống của cộng đồng địa phương.

Một phần của tài liệu Bộ Công Cụ Xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam . potx (Trang 35 - 38)

5 Trong trường hợp thông tin từ các báo cáo điều tra kinh tế xã hội đã quá cũ hoặc không đủ tin cậy để giúp làm rõ sự

2.6 Giá trị HCV 6 Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện văn hoá truyền thống của cộng đồng địa phương.

truyn thng ca cng đồng địa phương.

Khái niệm

Cũng thiết yếu như đối với sinh kế và sự tồn tại của người dân bản địa, rừng có thể rất quan trọng trong việc nhận diện văn hoá của các cộng đồng địa phương. Giá trị này được thiết kế nhằm bảo vệ văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương nơi mà rừng có vai trò quan trọng đối với nhận dạng văn hoá, nhờ đó góp phần duy trì tính nhất quán về văn hoá của cộng đồng. Một khu rừng có thể được coi là HCVF nếu nó chứa đựng hoặc cung cấp các giá trị mà nếu thiếu nó thì cộng đồng địa phương sẽ phải gánh chịu sự biến đổi văn hoá không chấp nhận được và để thay thế nó cộng đồng không có lựa chọn nào khác (ProForest 2003).

Giá trị này liên quan tới cả người dân sinh sống trong rừng và những người sống gần rừng cũng như những nhóm người thường xuyên ghé thăm rừng.

Hướng dẫn sử dụng

Nhận biết HCV 6 phụ thuộc vào việc tham vấn với cộng đồng và các bên liên quan khác. Sự tham vấn cần xác định được nét văn hoá và sau đó xác định xem liệu khu rừng có đóng vai trò quan trọng trong việc nhận dạng nét văn hóa này hay không.

Sự khác biệt giữa ‘có ý nghĩa trong việc nhận dạng văn hoá’ và ‘đóng vai trò quan trọng’

thường khó phác họa và tương tự việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản ở trên.

Suy cho cùng, chỉ có tham vấn với cộng đồng thì mới có thể giải quyết được câu hỏi liệu một khu rừng bất kỳ có vai trò quan trọng trong việc nhận dạng văn hóa của họ hay không.

Một số nhóm trong cộng đồng có thể không sẵn sàng để tham vấn, vì lý do khó tiếp cận, hoặc vì họ từ chối tiếp xúc những người bên ngoài. Nếu có bằng chứng rõ ràng rằng rừng có thể có ý nghĩa văn hoá đối với những cộng đồng địa phương, nhưng không thể lấy ý kiến tham vấn của họ, thì phương pháp tiếp cận phòng ngừa đưa đến giả định rằng đó là một HCV.

Câu hi Tr li Hướng dn

Có Chuyển đến câu hỏi 6.2. Hướng dẫn cho câu trả lời này có thể tìm thấy từ các bản đồ, kiến thức bản địa, báo cáo của các địa phương, số liệu thống kê, các tổ chức phi chính phủ, Uỷ ban Dân tộc, Viện Khoa học xã hội Việt Nam. 6.1: Có cộng đồng nào sinh sống bên

trong hoặc gần khu rừng hay không?

Không Giá trị này không hiện hữu

Có Chuyển đến câu hỏi 6.3. Danh lục các đặc điểm văn hoá được đưa ra dưới đây. Các nét văn hóa và ngưỡng kèm theo được trình bày tại Biểu 4.

6.2: Những cộng đồng này có sử dụng rừng cho mục đích nhận dạng văn hoá của họ hay không?

Không Giá trị này không hiện hữu

Có Khu rừng có những tài nguyên là HCVF. 6.3: Khu rừng này có vai trò quan

trọng trong việc nhận dạng văn hóa

hay không? Không Giá trị này không hiện hữu

Đặc điểm văn hoá có thể là:

Văn hóa vật thể:

• Các địa điểm hoặc đồ vật có tầm quan trọng về mặt lịch sử và tinh thần (ví dụ: đền thờ, miếu mạo, nghĩa địa, nhà mồ, dấu tích khảo cổ, cây cổ thụ, núi/đồi linh thiêng, ...);

• Công trình kiến trúc (nhà ở, nhà cộng đồng), đồ đạc, trang phục thể hiện bản sắc dân tộc làm bằng các vật liệu từ rừng.

Văn hóa phi vật thể:

• Các sự kiện/ lễ hội văn hoá/ tôn giáo trong rừng;

• Các hoạt động văn hoá có sử dụng tài nguyên rừng (lễ cúng thần linh, lễ hội văn hóa, ...);

• Các giá trị phi vật thể liên quan đến rừng: thơ, trường ca, bài hát, truyền thuyết, các điệu múa, luật tục truyền thống, v.v.;

Biểu 4. Nét văn hoá và ngưỡng

Nét văn hoá Ngưỡng

Những khu rừng quan trọng có thể bao gồm:

- Khu rừng được hình thành tốt và được chấp nhận là rừng phòng hộ cộng đồng;

- Rừng nguyên sinh/chưa khai phá mà không có khu nào có thể thay thế được;

- Những khu rừng cụ thể được coi là linh thiêng hoặc được nhìn nhận là có mối liên hệ tinh thần/ siêu nhiên, như bàn thờ hay khu mộ được bảo vệ;

- Những khu rừng cụ thể được quản lý và điều hành tích cực theo dòng lịch sử;

- Những khu rừng cụ thể có dấu vết của quá khứ kết nối với việc nhận diện của một nhóm dân tộc, như các bức tượng, hóa thạch, đền thờ, khu mộ, v.v.

Nếu khu rừng được coi là đóng vai trò quan trọng đối với văn hoá cộng đồng và khi những thay đổi đối với một khu rừng cụ thể có thể gây ra sự thay đổi không đảo ngược được đối với văn hoá, thì khu rừng đó sẽ được coi là HCVF.

Những khu rừng không quan trọng có thể bao gồm:

- Khu rừng thiêng và được bảo vệ mới hình thành (dưới 2 thế hệ hoặc 15 năm);

- Khu rừng sử dụng bởi những ngôi làng mới được hình thành (dưới 2 thế hệ) hoặc cộng đồng thường xuyên di cư sau khi đất canh tác bị bạc màu.

Khi rừng có tầm quan trọng về mặt văn hoá đối với cộng đồng địa phương, nhưng những khu rừng cụ thể lại được coi là không đóng vai trò quan trọng, những khu rừng đó sẽ không được coi là HCVF.

Một phần của tài liệu Bộ Công Cụ Xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam . potx (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)