Xây dựng chiến lược quản lý các HC

Một phần của tài liệu Bộ Công Cụ Xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam . potx (Trang 39 - 40)

Bước hành động tiếp theo là cần xây dựng một kế hoạch quản lý chi tiết các HCV. Kế hoạch này cần đưa ra được các biện pháp cần thiết và cách thức triển khai.

Nếu có thể, các chiến lược quản lý cần được dựa trên hệ thống đã được biết đến và thử nghiệm trước đây mà không nhất thiết phải hình thành các chiến lược mới và khác biệt. Có nhiều chiến lược đã biết có thể được áp dụng đối với các giá trị và tình huống đang quan tâm.

Bảo vệ khu vực thông qua thiết lập khu dự trữ, vùng đệm, xác định ranh giới và kiểm soát các hoạt động làm mất đi các HCV (ví dụ: săn bắn các loài thú hiếm). Các giá trị sinh thái hoặc xã hội có thể được duy trì bằng cách bảo vệ những khu vực là nơi các giá trị được tìm thấy.

Điều chỉnh quản lý: Mọi đe dọa đối với các HCV do các hoạt động tại rừng tạo ra cần

được nhận biết và ghi chép lại. Việc phân tích cần làm rõ toàn bộ các tác động tiềm năng, cả trực tiếp (ví dụ: hoạt động khai thác gỗ hoặc sử dụng hóa chất) và gián tiếp (ví dụ: tăng cường săn bắn do có thể tiếp cận dễ dàng hơn theo các tuyến đường khai thác). Ví dụ về điều chỉnh chế độ quản lý rừng có thể bao gồm việc áp dụng chu kỳ khai thác bền vững hay các biện pháp khai thác tác động thấp.

Phục hồi: hoạt động này rất cần thiết ở những khu vực nhất định nhằm khôi phục các chức năng sinh thái và văn hóa quan trọng của rừng.

Trong nhiều trường hợp một chiến lược đơn lẻ có thể giúp giảm thiểu nhiều mối đe doạ và duy trì nhiều giá trị. Các chiến lược cần được xây dựng để quản lý đồng thời nhiều giá trị. Mặt khác, việc duy trì một giá trị có thể đòi hỏi phải kết hợp nhiều chiến lược với các nội dung bảo vệ, điều chỉnh quản lý và phục hồi.

Một phần của tài liệu Bộ Công Cụ Xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam . potx (Trang 39 - 40)