Giá trị HCV 3 Rừng thuộc về hoặc bao gồm những hệ sinh thái hiếm, đang bịđe dọa hoặc nguy cấp.

Một phần của tài liệu Bộ Công Cụ Xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam . potx (Trang 25 - 27)

Khái niệm

Giá trị này liên quan đến các hệ sinh thái. Nó không xem xét sự hiện hữu của từng loài cụ thể hay quy mô của khu rừng mà được thiết kế để đảm bảo rằng những hệ sinh thái hiếm và bị đe dọa được bảo tồn thỏa đáng, ngay cả khi bản thân chúng không chứa đựng nhiều loài hiếm, hoặc đang ở quy mô cảnh quan.

Có 2 khía cạnh cần được xem xét và làm rõ:

• Hệ sinh thái hiếm về mặt tự nhiên, nhưng không nhất thiết là đang bị đe dọa, chẳng hạn rừng mây mù nằm trên các đỉnh núi cao. Những khu vực này có thể chỉ giới hạn trong phạm vi một vài đỉnh núi cao nhất Việt Nam.

• Hệ sinh thái đang bị đe doạ nghiêm trọng ở cấp độ quốc tế, khu vực hoặc quốc gia. Đây là những khu rừng bị đe dọa bởi nạn phá rừng nhưng có lẽ đã từng có thời kỳ là vùng rừng rất rộng lớn. Các khu rừng thường xanh trên núi đất thấp tại Đông Nam Á chẳng hạn đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi hoạt động khai thác gỗ và chuyển đổi mục đích sử

dụng một cách không bền vững. Rừng núi đá vôi tương đối phổ biến ở Việt Nam nhưng bị đe dọa ở mức độ không cao. Tuy nhiên, rừng núi đá vôi trên toàn cầu đang trong tình trạng không ổn và trong một số trường hợp đang bị đe dọa bởi nạn khai thác đá và lửa tự nhiên.

Nhiều loại rừng khác nhau đã được phát hiện tại Việt Nam. Tuy nhiên trong điều kiện của Việt Nam, thay vì đi xem xét các hệ sinh thái hiếm và nguy cấp để đánh giá HCV 3, có thể xem xét các hệ sinh thái nhạy cảm. Đó là các hệ sinh thái đặc trưng của một khu vực nhất định, nếu bị hủy hoại thì rất khó có thể phục hồi như: các hệ sinh thái trên núi đá vôi, hệ sinh thái rừng khộp (đặc trưng cho khu vực Tây Nguyên, Nam Lào và Căm Pu Chia), hay hệ sinh thái rừng ngập nước, v.v...

Hướng dẫn sử dụng

Câu hi Tr li Hướng dn

Có Xem danh lục bên dưới (Biểu 2). Thông tin về các kiểu rừng có thể thu nhận từ bản đồ, các số liệu điều tra trước đây, hoặc tham vấn với chủ rừng. Chuyển đến câu hỏi 3.2.

3.1: Có kiểu rừng nào liệt kê dưới đây được tìm thấy tại khu rừng này không?

Không Giá trị không hiện hữu.

Có Nếu Có, đây là HCVF. Tham khảo thông tin từ các cơ quan quản lý lâm nghiệp, các chủ rừng và các chuyên gia khác.

3.2: Kiểu rừng này có đặc trưng cho khu vực không?

Sai Giá trị không hiện hữu.

Biểu 2. Phân loại các hệ sinh thái bịđe doạ hoặc nhạy cảm

1. Rừng lá kim thuần loài tự nhiên 2. Rừng hỗn giao lá rộng lá kim tự nhiên 3. Rừng trên núi đá vôi

4. Hệ sinh thái đất ngập nước, đầm lầy nước ngọt 5. Rừng ngập mặn

6. Rừng thường xanh trên vùng đất thấp 7. Rừng khộp

8. Rừng bán thường xanh (nửa rụng lá)

9. Rừng chuyển tiếp rừng thường xanh và rừng bán thường xanh 10.Rừng lùn trên đỉnh núi

11.Rú gai hoặc chuông gai khô hạn 12.Rừng rêu

Các phân loại này dựa vào hai tiêu chí: kiểu rừng phụ thuộc vào khí hậu, địa chất và độ cao của khu vực; ngược lại, trạng thái rừng được xác định bởi diện tích bao trùm và mức độ tác động.

Đối với một khu vực được coi là HCVF, điều kiện rừng phải được đánh giá thông qua các dữ liệu về trạng thái rừng. Ví dụ, rừng thường xanh trên núi đất thấp tại Việt Nam được coi là đủ hiếm đến mức toàn bộ kiểu rừng này đều là HCVF với giả định rằng đó là một phần của dải rừng đủ lớn và ít bị tác động để vẫn còn đảm bảo về tính sinh thái. Mặt khác, rừng thường xanh trên núi cao lại tương đối phổ biến và không bị đe dọa. Vì vậy để cân nhắc xem có phải là HCVF hay không thì rừng phải còn trong điều kiện khá tốt.

Một phần của tài liệu Bộ Công Cụ Xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam . potx (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)