III. Thực trạng huy động vốn sản xuất cung về vốn sản xuất của hộ nông dân
3.1. Nguồn vốn tự có của hộ
3.1.1. Phần từ thu nhập trong năm của hộ nông dân :
Bảng: Sử dụng thu nhập sau khi trừ chi phí đầu tư.
(đơn vị: %) Hoạt động Nhóm hộ thu nhập Nhóm hộ thu nhập Nhóm hộ thu nhập Nhóm hộ thu nhập
cao khá trung bình thấp
Chi tiêu hàng ngày 60 60 70 70
Đầu tư tiếp tục sản xuất 25 20 5 5 Tích lũy 10 10 5 0 Trả nợ 3 8 10 20 Chi khác 2 2 10 5 Tổng 100 100 100 100
Sau khi thu nhập trừ chi phí đầu tư, số tiền còn lại hầu hết các nhóm hộ từ thu nhập thấp đến thu nhập cao đều dùng vào việc chi tiêu hàng ngày và tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực mà họ đang hoạt động sản xuất. Trong khi đó tích lũy chỉ tập trung ở nhóm hộ:
- Nhóm hộ thu nhập cao và thu nhập khá cùng chiếm 10%. - Nhóm trung bình chiếm 5%.
- Còn đối với nhóm hộ có thu nhập thấp việc đủ tiền trong chi tiêu hàng ngày và tiếp tục đầu tư sản xuất đã là một điều khó khăn nên không tính đến tích lũy.
Ngoài số tiền dùng để chi tiêu hàng ngày, đầu tư tiếp tục sản xuất, tích lũy thì hộ nông dân còn phải chi thêm một khoản đó là trả nợ vay, số tiền mà hộ nông dân đã vay các tổ chức tín dụng, người thân, hàng xóm… trong quá trình sản xuất cũng như chi tiêu. Cụ thể:
- Nhóm thu nhập cao chiếm 3% - Nhóm hộ thu nhập khá chiếm 8%.
- Nhóm hộ thu nhập trung bình chiếm 10%. - Nhóm hộ thu nhập thấp chiếm 20%.
Còn một khoản chi khác chiếm số lượng không nhiều nhưng lại chiếm một phần thu nhập đáng kể của hộ nông dân như: sửa chữa nhà cửa, mua xe, những rủi ro bất thường (đau ốm, bệnh tật)…
(đơn vị: nghìn đồng/ người/tháng) Hoạt động chi tiêu Nhóm hộ thu nhập cao Nhóm hộ thu nhập khá Nhóm hộ thu nhập trung bình Nhóm hộ thu nhập thấp Ăn uống 718 533 305 183 Đi lại 81 50 32 14 Học hành 163 93 63 37 Mua sắm 101 78 60 34 Đám cưới, tiệc 44 29 24 16 Chi tiêu khác 143 86 82 48 Tổng 1250 869 566 332
Một hộ có thu nhập càng cao thì có mức chi tiêu càng cao, như vậy chi tiêu phụ thuộc vào thu nhập của hộ nông dân. Theo điều tra: chi tiêu của nhóm thu nhập cao là 1,25triệu đồng/người/tháng gấp 1,4lần nhóm hộ thu nhập khá 869ngàn đồng/người/tháng, gấp 2,2lần nhóm thu nhập trung bình 566 ngàn đồng/người/tháng và gấp 3,8 lần nhóm hộ có thu nhập thấp332 ngàn đồng/người/tháng. Ta thấy, khoảng cách giữa nhóm chi tiêu cao nhất là1,25 triệu đồng/người/tháng và chi tiêu thấp nhất là332ngàn đồng/người/tháng. Đây là mức chi tiêu tương đối chêch lệch, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế xã và khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các nhóm hộ ngày càng rõ nét. Điều đó có thể thấy rằng những hộ nông dân có thu nhập khá và cao thì nhu cầu không
chỉ dừng lại ở ăn no, mặc ấm nữa mà là ăn ngon, mặc đẹp. Còn đối với nhóm hộ có thu nhập trung bình và thấp thì nhu cầu chi tiêu chỉ dừng lại ở ăn no, mặc ấm là đã đủ. Hộ có thu nhập cao có mức chi tiêu cho ăn uống đạt 718 ngàn đồng/người/tháng gấp 3,9 lần so với nhóm hộ có thu nhập thấp là 183 ngàn đồng/người/tháng. Bên cạnh chi tiêu cho việc ăn uống thì đi lại, học hành, mua sắm, đám tiệc, du lịch… cũng chiếm một khoản khá lớn trong tổng chi tiêu của các nhóm hộ.
Chi tiêu ở các khu vực và nhóm dân cư cũng có sự khác nhau. Nhóm hộ nông dân thuần nông có mức chi tiêu thấp hơn so với nhóm hộ ở khu vực chợ là vì: Nhóm hộ sống bằng nông nghiệp có thể tận dụng được những phế phẩm từ sản xuất lúa và trong cuộc sống hằng ngày để trồng trọt và chăn nuôi thêm để phục vụ cho nhu cầu ăn uống hàng ngày.
Để làm rõ hơn, ta xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu của hộ nông dân:
Thu nhập: Thật vậy thu nhập là yếu tố rất quan trọng trong cuộc sống
hằng ngày nó chi phối hầu hết các yếu tố khác trong đó có chi tiêu, 100% số hộ từ thu nhập thấp nhất đến thu nhập cao đều cho rằng chi tiêu chịu ảnh hưởng bởi thu nhập.
Lạm phát: Chỉ có 28% số hộ nhóm thu nhập cao và 44% thu nhập khá
cho rằng lạm phát ảnh hưởng đến chi tiêu. Trong khi đó hai nhóm còn lại chiếm tỷ lệ cao hơn cụ thể: Nhóm hộ thu nhập trung bình là 68%, thu nhập thấp là 80%.
Giá cả hàng hóa: Việc giá cả hàng hóa tiêu dùng trong hàng ngày trong
thời gian qua liên tục tăng đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu như: lương thực, thực phẩm cũng đã ảnh hưởng phần nào đến mức chi tiêu của các nhóm hộ. Cụ thể:
- Nhóm thu nhập cao là 52%. - Nhóm thu nhập khá có 56%.
Nhóm này cho rằng do thói quen chi tiêu như vậy, thì dù giá cả sinh hoạt có tăng nhưng họ vẫn giữ ở mức chi tiêu cũ. Hơn thế nữa, mặc dù giá cả hàng hóa có tăng nhưng thu nhập mà họ thu được từ sản xuất kinh doanh cũng tăng tính qua tính lại cũng chẳng thấy có ảnh hưởng gì.
Còn hai nhóm còn lại thì việc giá cả hàng hóa tăng ảnh hưởng nhiều đến chi tiêu:
- Nhóm thu nhập trung bình là 96%. - Nhóm thu nhập thấp 100%.
Tập quán sinh hoạt: Sinh hoạt của hộ gia đình khu vực nông thôn cũng
phần nào ảnh hưởng đến chi tiêu trong cuộc sống hàng ngày họ có thể tự chăn nuôi, trồng trọt: gà, vịt, cá, rau, cải… để phục vụ cho gia đình mình. Chi tiêu của hộ nông dân cũng chịu sự tác động bởi mùa vụ. Vào mùa vụ chi tiêu cho việc ăn uống của hộ nông dân tăng vì nhu cầu thuê lao động tăng, còn đến mùa nước nổi thì chi tiêu giảm xuống do các hộ này có thể giăng câu, đặt lờ để kiếm nguồn thức ăn nên tiết kiệm được một khoản chi tiêu. Đối với các nhóm hộ thì tập quán sinh hoạt ảnh hưởng đến chi tiêu cũng khác nhau:
- Nhóm thu nhập cao chiếm 60% - Nhóm thu nhập khá 80%.
- Nhóm thu nhập trung bình 100%. - Nhóm thu nhập thấp 92%.
Đầu tư: Đối với một số hộ cho rằng khi chi tiêu thì đầu tư sẽ không mấy
ảnh hưởng ngược lại thì một số hộ cho là có ảnh hưởng cụ thể: Nhóm hộ thu nhập cao 44%; Nhóm hộ có thu nhập khá 28%; Nhóm hộ có thu nhập trung bình 56% và nhóm hộ có thu nhập thấp là 36%.
Tiết kiệm: Chỉ có 3 nhóm hộ cho là có ảnh hưởng đến chi tiêu:
- Nhóm có thu nhập cao nhất chiếm 64%. - Nhóm thu nhập khá 80%.
Vì khi nhu cầu chi tiêu tăng thì phần tiết kiệm mà hộ nông dân giữ lại sẽ ít hơn.
Còn tiết kiệm sẽ không ảnh hướng đến chi tiêu đối với nhóm thu nhập thấp do nhóm này hầu như không có tiết kiệm.
Học hành: Chiếm một tỷ lệ không lớn so với các yếu tố khác:
- Nhóm thu nhập cao chiếm 44% - Nhóm thu nhập khá 24%.
- Nhóm thu nhập trung bình 16%. - Nhóm thu nhập thấp 24%.
Nhưng được coi là khoản chi tiêu không thể cắt giảm được.
Ngoài ra còn một số yếu tố khác ảnh hưởng đến việc chi tiêu của hộ nông dân như: số thành viên trong gia đình, độ tuổi, giới tính của các thành viên, mua sắm, rủi ro bất thường.
3.1.2. Phần từ tiết kiệm của hộ nông dân:
Tiết kiệm chỉ tập trung ở ba nhóm hộ: Thu nhập cao, thu nhập khá và một số ít ở thu nhập trung bình. Còn ở nhóm hộ thu nhập thấp hầu như không có tiết kiệm. Tiết kiệm ở khu vực nông thôn cũng rất đa dạng về quy mô cũng như hình thức.
Giữ tiền mặt ở nhà: Đại bộ phận hộ nông dân xã An Phụ còn mang nặng
hình thức giữ tiền mặt ở nhà cụ thể:
- Thu nhập cao và thu nhập khá cùng là 100%. - Thu nhập trung bình 40%.
Việc giữ tiền mặt ở nhà được coi như là một tập quán lâu đời, thói quen của hộ gia đình khu vực nông thôn. Bên cạnh việc coi đây như là một khoản dự phòng thì nhóm hộ này họ cảm thấy an toàn khi để ở nhà.
Dự trữ vàng: Một hình thức khác cũng chiếm một tỷ lệ lớn trong hình
thức tiết kiệm đó là dự trữ vàng: - Nhóm thu nhập cao 96%. - Nhóm thu nhập khá 80%.
- Nhóm thu nhập trung bình là 40%.
Từ tập quán sống, việc dự trữ vàng được coi là một hình thức tiết kiệm phổ biến, an toàn. Ngoài ra các hộ nông dân còn dùng làm vật trang sức hay dùng vào việc cưới xin…
Gửi tiết kiệm: Nếu như việc giữ tiền mặt và dự trữ vàng được coi là hai
hình thức phổ biến và được nhiều hộ nông dân lựa chọn thì gửi tiết kiệm chiếm một tỷ lệ nhỏ 32% ở hộ có thu nhập cao và gần khu vực chợ. Nhóm này cho rằng, việc tích lũy với hình thức gửi tiết kiệm không những an toàn, tận dụng được tiền nhàn rỗi mà còn sinh thêm lời nữa.
Cho vay: Chỉ tập trung ở hai nhóm hộ có thu nhập cao 44% và khá là 4%.
Đối với hình thức: Giữ tiền mặt ở nhà, dự trữ vàng được coi là không sinh thêm lời; Gửi tiết kiệm thì tiền lãi thu được không cao. Do đó một số nhóm hộ chọn hình thức cho vay hàng xóm, bạn bè…Vì tính chất rủi ro của hình thức này khá cao nên lãi suất cho vay cũng cao gấp 2 – 5 lần thậm chí còn cao hơn nữa và chỉ được nhóm hộ có thu nhập cao, khá sử dụng.
Ngoài ra có một hình thức tiết kiệm khác chiếm tỷ lệ không nhiều: mua bảo hiểm, giấy tờ có giá, hàng hóa, ngoại tệ…. Hộ thu nhập cao 16%, thu nhập khá 8% và thu nhập trung bình là 4%.
Nhìn chung, các hình thức tiết kiệm ở xã An Phụ là đa dạng và phong phú nhưng chiếm chủ yếu ở hai hình thức là giữ tiền mặt và dự trữ vàng.
Khi được hỏi đến trong tương lai có nghĩ rằng dùng số tiền tích lũy vào việc khác hay không thì 100% hộ đều trả lời là có nghĩ. Thường họ sẽ dùng vào những việc như:
- Dùng để mở rộng ngành nghề đang sản xuất, kinh doanh 100%. - Đầu tư cho chăn nuôi 5%.
- Đầu tư nuôi trồng thủy sản 17%. - Mua đất 23%.
- Mua máy móc để sản xuất 17%. - Học hành 17%.
- Ngoài ra còn dùng vào những việc khác như: cưới hỏi, dưỡng già, sửa chữa nhà cửa… chiếm 38% số hộ tích lũy.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm
- Thiếu dịch vụ huy động tiện lợi ở nông thôn. Chẳng hạn, quá nhiều thủ tục giấy tờ, khoảng cách từ nơi cư trú đến ngân hàng quá xa.
- Trình độ học vấn của hộ gia đình còn thấp.
- Các hộ gia đình cần sử dụng tiền mặt cho chi tiêu hằng ngày.
- Thu nhập kinh tế hộ gia đình còn thấp, không đủ tích lũy để gửi ngân hàng.
- Hộ gia đình nông thôn chọn vàng để làm vật trang sức.