I. Dự tính cơ cấu sản xuất cho năm
2.2. Nhóm giải pháp thúc đẩy các hình thức tín dụng chính thức ở xã An Phụ
nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn để những lúc nhàn rỗi có thêm thu nhập. Tránh tình trạng lao động nông thôn di cư lên thành phố vào các khu công nghiệp dẫn đến tới mùa vụ lao động khan hiếm.
2.2. Nhóm giải pháp thúc đẩy các hình thức tín dụng chính thức ở xã An Phụ Phụ
Đẩy mạnh công tác huy động tiết kiệm ở địa bàn nông thôn. Tiết kiệm ở nông thôn có tiềm năng rất lớn nhưng trong thời gian qua vẫn chưa được các tổ chức tín dụng chú trọng, khai thác đúng mức. Đối với những hộ nông dân việc có nơi để tiết kiệm rất quan trọng. Các hộ nông dân xem tiết kiệm là công cụ đặc biệt hữu ích để cân đối chi tiêu giữa các mùa vụ, để tích lũy tài sản cho gia đình và phòng chống rủi ro.
Bên cạnh đó, do trình độ dân trí thấp, các tổ chức tín dụng chính thức ngoài việc cho vay, cần hướng dẫn người dân cách sử dụng đồng vốn hợp lý mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ đó việc thu hồi nợ của ngân hàng cũng sẽ dễ dàng hơn.
Tạo sự liên kết giữa hai thị trường tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức. Đưa ra các chính sách khuyến mãi hấp dẫn để khuyến khích những hộ thừa vốn gửi tiết kiệm vào ngân hàng. Thông qua nguồn vốn đó ngân hàng có thể cho những hộ thiếu vốn vay lại, tránh được tình trạng những hộ có nhu cầu vay vốn phải chịu lãi suất cao. Việc khai thác và phối hợp được ưu điểm, thế mạnh của hai khu vực này sẽ đảm bảo có được nhiều dòng tín dụng tiện ích và có chất lượng cao hơn cho các hộ dân nông thôn, nhất là nhóm hộ có thu nhập thấp.
Đa dạng hóa các loại hình tín dụng cho nông thôn. Bên cạnh cho vay là hoạt động chính của các tổ chức tín dụng nông thôn, cần đa dạng thêm các loại hình hoạt động như: gửi tiết kiệm, thanh toán trong giao dịch để đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu giao dịch khác nhau của hộ nông dân.
Các tổ chức tín dụng nông thôn phải có cơ chế hoạt động linh động để đảm bảo rằng tất cả các nhóm hộ từ thu nhập thấp đến thu nhập cao, từ món vay lớn đến món vay nhỏ đều có khả năng tiếp cận nguồn vốn chính thức như nhau. Nhu cầu vay vốn của tất các nhóm hộ rất đa dạng, phong phú nhưng dù món vay lớn hay nhỏ cũng nên được đáp ứng như nhau mới đảm bảo tính công bằng trong công tác tín dụng nông thôn nhằm góp phần tăng thu nhập và giảm đói nghèo ở nông thôn.
Đơn giản các quy trình và thủ tục cho vay. Việc các tổ chức tín dụng chính thức thường yêu cầu người đi vay phải thế chấp tài sản, phổ biến nhất là đất hay nhà cửa, giấy xác nhận của chính quyền địa phương…Thủ tục phiền hà, phức tạp và quy định rắc rối là một cản trở lớn đối với việc tiếp cận nguồn vốn chính thức của hầu hết các nhóm hộ. Đặc biệt là nhóm trình độ học vấn thấp.
Đối với khách hàng uy tín, quen thuộc cần tạo điều kiện cho họ trở thành hội viên của ngân hàng. Việc trở thành hội viên giúp cho các hộ nông dân dễ dàng khi đi vay, giảm được các thủ tục rườm rà, phức tạp, lãi suất đi vay thấp. Từ đó các hộ nông dân sẽ gia tăng việc sử dụng các hình thức tín dụng chính thức. Mở rộng yêu cầu về mục đích sử dụng vốn vay.
Bên cạnh cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp là hoạt động chính, các tổ chức tín dụng chính thức ở nông thôn cũng nên chú ý đến việc cho vay vốn đối với các nhóm hộ khác ở nông thôn nhưng không làm nông nghiệp: buôn bán, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp… Vì trên thực tế, hoạt động phi nông nghiệp chiếm mảng khá lớn trong cơ cấu kinh tế nông thôn. Ngoài ra, cũng cần mở rộng việc cho vay vốn với các nhóm hộ có nhu cầu vay khác như: sửa chữa nhà, học hành, tiêu dùng, cưới xin, trả nợ… Nhất là các hộ nông dân thuộc diện nghèo rất cần vay cho mục đích tiêu dùng hoặc giải quyết những việc cấp bách và họ phải tìm đến những người cho vay lãi. Những quy định ngặt nghèo về mục đích sử dụng vốn vay tạo nên phân biệt đối xử với người nghèo càng khiến cho họ khó thoát ra cái vòng luẩn quẩn đói nghèo.
III. Kiến nghị