Đối với hộ nông dân

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn sản xuất của hộ nông dân xã an phụ, huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 57 - 58)

I. Dự tính cơ cấu sản xuất cho năm

3.1. Đối với hộ nông dân

Để hạn chế những khó khăn gặp phải trong quá trình sản xuất và để đầu tư mang lại hiệu quả các nhóm hộ nông dân cần:

- Tìm kiếm, lựa chọn những giống cây trồng, vật nuôi tốt để việc đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần gia tăng thu nhập, tiết kiệm.

- Thực hiện thâm canh, tăng vụ trên diện tích hiện có, cải tiến quy trình kỹ thuật để sản xuất ngày càng đạt hiệu quả hơn nhằm góp phần tăng thu nhập, tăng tiết kiệm nâng cao đời sống từ vật chất lẫn tinh thần.

- Tích cực tham gia các buổi hội thảo do các cơ quan khuyến nông tổ chức, học tập những mô hình sản xuất đạt hiệu quả của những hộ nông dân sản xuất giỏi.

- Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất, tiết kiệm chi phí bỏ ra. Chuyển đổi những cây trồng năng suất thấp sang trồng hoa màu, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

Tận dụng những phế phẩm trong cuộc sống hàng ngày, trồng trọt để mở rộng chăn nuôi. Bên cạnh việc tự phục vụ cho tiêu dùng hàng ngày có thể mở rộng sản xuất kiếm thêm thu nhập.

Tiếp cận thị trường tín dụng chính thức khi cần có nhu cầu vay vốn thay vì thị trường phi chính thức nhằm tránh tình trạng phải chịu lãi suất quá cao.

Tiến hành thực hành tiết kiệm nhưng với hình thức là gửi ngân hàng thay vì giữ tiền mặt, dự trữ vàng nhằm giúp cho ngân hàng có thể tận dụng nguồn vốn để cho vay mà người dân thì cũng có lợi.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn sản xuất của hộ nông dân xã an phụ, huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w