I. Dự tính cơ cấu sản xuất cho năm
3.3. Đối với các tổ chức tín dụng
Mở rộng quy mô hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn xã cũng như địa bàn tỉnh. Đảm bảo các nhóm hộ đều có khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng. Đặc biệt là nhóm thu nhập thấp.
Đơn giản quy trình thủ tục, chủ động đưa hoạt động ngân hàng về các địa bàn cư trú. Cải tiến cung cách phục vụ nhằm tối thiểu hóa chi phí giao dịch, thời gian giao dịch và tạo sự thân thiện, tạo cảm giác thoải mái cho người nông dân khi đến gửi tiết kiệm hoặc vay vốn ở ngân hàng.
Từng bước đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng trên địa bàn nông thôn: tiết kiệm, cho vay, thanh toán trong giao dịch…sao cho có thể đáp ứng đầy đủ những nhu cầu của người dân, tạo sức cạnh tranh hơn đối với các tổ chức tín dụng phi chính thức (chủ yếu là hoạt động cho vay, tiết kiệm).
KẾT LUẬN
Theo kết quả điều tra 50 hộ nông dân xã An Phụ huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương, cung vốn sản xuất của các hộ nông dân chủ yếu dựa trên 2 nguồn là nguồn vốn tự có của hộ (được trích ra từ 1 phần thu nhập và 1 phần tiết kiệm) và nguồn vốn vay (từ nguồn tín dụng chính thức và nguồn tín dụng phi chính thức). Nguồn cung bằng vốn tự có của các hộ nói chung vẫn đảm bảo được khoảng 70% nhu cầu vốn sản xuất. Hiện nay nguồn cung tín dụng cho các hộ nông dân xã An Phú bao gồm tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức, trong đó tín dụng chính thức ngày càng phát triển, thể hiện ở tính đa dạng, nhiều thành phần sở hữu, và mở rộng về quy mô. Mạng lưới TDCT cho vay hộ nông dân không chỉ có các Ngân hàng thương mại như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo&PTNT), Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), Quỹ tín dụng Nhân dân (QTDND), mà còn cả các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể. Nguồn vốn, doanh số cho vay và dư nợ tín dụng trong những năm gần đây ngày càng tăng, đối tượng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng cũng ngày càng được mở rộng... song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và mục tiêu phát triển của các hộ nông dân xã An Phú. Nông dân - những người “đói vốn” vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với tín dụng chính thức, do vậy họ vẫn phụ thuộc vào mạng lưới tín dụng phi chính thức ở nông thôn.
Để nâng cao khả năng huy động vốn sản xuất của các hộ nông dân xã An Phú, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp- nông thôn cần xem xét 2 nhóm giải pháp chính. Nhóm giải pháp đầu tiên nhằm làm tăng thu nhập của các hộ nông dân thông qua việc nâng cao trình độ của chủ hộ, đặc biệt là khả năng tiếp cận tiến bộ kỹ thuật và kỹ năng sản xuất từ đó hộ nông dân mới xác định phương thức làm ăn đúng đắn và mới dám vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó là nhóm giải pháp thúc đẩy tín dụng chính thức ở xã An Phú. Trong đó đặc biệt cần chú trọng tăng cường mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng chính thức với các tổ chức đoàn thể xã hội ở nông thôn để
nông dân có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức thông qua hình thức tín chấp.