Phân lập vi khuẩn Erwinia sp từ mẫu lúa nhiễm bệnh thối thân từ An Giang

Một phần của tài liệu hiệu quả đối kháng với vi khuẩn erwinia sp gây bệnh thối gốc trên lúa của một số nông dược và vi khuẩn vùng rễ trong điều kiện in vitro (Trang 30 - 34)

L ời cam đoan

3.1Phân lập vi khuẩn Erwinia sp từ mẫu lúa nhiễm bệnh thối thân từ An Giang

Giang và Cần Thơ

Kết quả phân lập từ 2 mẫu lúa bệnh thu thập từ An Giang và Hậu Giang được 3 dòng vi khuẩn từ các mẫu thối thân được phân lập. Các mẫu phân lập đều cho khuẩn lạc của mẫu vi khuẩn trên môi trường King’s B có dạng tròn, màu kem sữa,

hơi nhô lên so với bề mặt môi trường nuôi cấy, có đường rìa xung quanh nhẵn, hơi

nhầy.

Kết quả quan sát vi khuẩn từ mẫu nhuộm roi ở vật kính 100X cho thấy có 3 mẫu vi khuẩn xung quanh tế bào vi khuẩn có 3 – 5 roi, đính ở xung quanh tế bào vi khuẩn ở cả hai mẫu vi khuẩn. Tiến hành đặt tên cho 3 mẫu vi khuẩn như sau:

Erwinia sp.-1, được phân lập ở châu thành An Giang Erwinia sp.-2, đươc phân lập ở châu thành An Giang, Erwinia sp.-3 được phân lập từ Vĩnh thạnh, huyện Cờ Đỏ, Tp Cần Thơ. (Hình 3.1, 3.2, 3.3)

17

Hình 3.2 Vi khuẩn Erwinia sp. -2 (nhuộm chiên mao)

Hình 3.3 Vi khuẩn Erwinia sp. -3 (nhuộm chiên mao)

Các đặc điểm được ghi nhận trên phù hợp với các đặc điểm của giống vi khuẩn

Erwinia theo khóa phân loại vi khuẩn của Garrity và ctv., (2004) và cũng được mô

18

3.2 Hiệu quảức chế đối với dòng vi khuẩn Erwinia sp.-1 gây bệnh thối gốc thân lúa của một số nông dược và vi khuẩn vùng rễ

Kết quả trình bày ở (Bảng 3.1) cho thấy:

Các nghiệm thức thử nghiệm với Starner 20WP, Avalon 8WP, Stepguard 200TB và Bacillus amyloliquefaciens đều có hiệu quả ức chế vi khuẩn gây bệnh ở

cả 2 nồng độ, nhìn chung, trừ ở thời điểm 12 và 72 GSTN, hiệu quả ức chế của nồng độ N2 thường cao hơn so với nồng độ N1.

Các loại thuốc còn lại hoàn toàn không có hiệu quả qua các thời điểm khảo sát, ngay cảở nồng độ gấp đôi khuyến cáo.

Thuốc Avalon 8WP cho hiệu quảức chế ở nồng độ gấp đôi khuyến cáo mạnh

hơn ở nồng độ khuyến cáo ở 34 thời điểm (12, 24 và 48 GSTN). Ở nồng độ khuyến cáo thì bán kính vành khăn vùng ức chế của nghiệm thức này tăng từ thời điểm 12

GSTN đến thời điểm 48 GSTN và giảm ở thời điểm 72 GSTN. Hiệu quả biểu hiện mạnh ở thời điểm 48 GSTN với bán kính vành khăn vùng ức chế 5,50 mm. Ở nồng

độ gấp đôi khuyến cáo, hiệu quảức chế đối với dòng Erwinia sp.-1cũng tăng đến thời điểm 48 GSTN với bán kính vành khăn vùng ức chế là 6,80 mm.

Hình 3.4 Kết quả in vitro ở thời điểm 48 giờ sau thử nghiệm, cho thấy Starner 20WP, Avalon 8WP và Stepguard có tác động ức chế trực tiếp sự phát triển của vi

khuẩn Erwinia sp. -1 Stepguard-N2 Stepguard-N2 Avalon 8WP-N2 Starner 20WP-N2 Starner 20WP-N2

19

Bảng 3.1 Bán kính vùng vi khuẩn Erwinia sp. - 1 bị ức chế (mm) qua các thời điểm sau khi

thử nghiệm

Bán kính vòng vô khuẩn qua các thời điểm (mm) Nghiệm thức 12h 24h 48h 72h Lusatex 5SL -N1 0,00 d 0,00 f 0,00 e 0,00 d -N2 0,00 d 0,00 f 0,00 e 0,00 d Avalon 8WP -N1 4,93 a 5.15 bcd 5,50 bc 4,30 ab -N2 6,15 a 6,75 a 6,80 a 5,65 a Starner 20WP -N1 5,35 a 4,85 bcd 5,80 b 4,90 bc -N2 5,73 a 5,45 bc 5,75 b 4,70 c Anti_XO 200WP -N1 0,00 d 0,00 f 0,00 e 0,00 d -N2 0,00 d 0,00 f 0,00 e 0,00 d Agofast 80WP -N1 0,00 d 0,00 f 0,00 e 0,00 d -N2 0,00 d 0,00 f 0,00 e 0,00 d Kasumin 2SL -N1 0,00 d 0,00 f 0,00 e 0,00 d -N2 0,00 d 0,00 f 0,00 e 0,00 d Stepguard 200TB -N1 3,73 b 4,70 cd 4,85 d 4,30 ab -N2 5,88 a 5,55 b 5,65 bc 5,20 ab Bacillus -N1 2,23 c 3,70 e 5,15 cd 4,30 ab -N2 3,80 b 4,70 d 5,60 bc 5,70 a Brevibacillus -N1 0,00 d 0,00 f 0,00 e 0,00 d -N2 0,00 d 0,00 f 0,00 e 0,00 d Đối chứng 0,00 d 0,00 f 0,00 e 0,00 d Mức ý nghĩa ** ** ** ** CV (%) 13,41 8,46 5,52 21,10

Ghi chú: Trong cùng một cột các số liệu trung bình được theo sau bởi một hay những chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê trong phép thử Duncan,

- ** khác biệt ở mức ý nghĩa 1%,

- N1:Nồng độ thuốc khuyến cáo;N2:nồng độ thuốcgấp đôi khuyến cáo - h: giờ sau thí nghiệm

- Số liệu được chuyển sang căn (x+0,5) khi phân tích thống kê. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thuốc Starner 20WP, qua 4 thời điểm thí nghiệm có hiệu quả ức chế của 2 nồng độ không khác biệt nhau về mặt thống kê, bán kính vùng vi khuẩn bịức chếở

20

thời điểm 48 GSTN và giảm ở thời điểm 72 GSTN. Tại thời điểm 48 GSTN ở nồng

độ khuyến cáo thì hiệu quả ức chế của nghiệm thức Starner 20WP ở nồng độ

khuyến cáo là mạnh hơn so với các thời điểm khác với bán kính vòng vô khuẩn 5,80 mm và gấp đôi khuyến cáo là 5,75 mm không khác biệt ý nghĩa giữa 2 nồng độ.

Thuốc Stepguard 200TB có hiệu quảức chế ở thời điểm 12, 24 và 36 GSTN của nồng độ N2 cao hơn ở nồng độ N1, khác biệt ý nghĩa thống kê 1%, với bán kính vùng vi khuẩn bị vùng ức chế là 5,65 mm ở nồng độ gấp đôi khuyến cáo và ở nồng

độ khuyến cáo là 4,85 mm. Đến thời điểm 72 GSTN hiệu quả giảm và giửa ở 2 nồng độ không có sự khác biệt ý nghĩa.

Hiệu quảức chế của vi khuẩn B. amyloliquefaciens lên vi khuẩn gây bệnh kéo

dài đến thời điểm 48 GSTN, đến thời điểm 72 GSTN thì diễn biến bán kính vành

khăn vùng ức chế vẫn còn tiếp tục tăng . Ở mật số 108 cfu/cm, bán kính vùng vi khuẩn bịức chế lớn nhất ở thời điểm 48 GSTN là 5,60 mm, sau đó vẫn còn tăng ở

thời điểm 72 GSTN. Qua kết quả thí nghiệm (Bảng 3.1) cũng cho thấy sự khác biệt khả năng ức chế giữa 2 nồng độ trong đó mật số 108 cfu/cm cho hiệu quả ức chế

mạnh hơn so với mật số 106 cfu/cm.

Tóm lại, thí nghiệm hiệu quả ức chế của một số nông dược và vi khuẩn vùng rễ đối với vi khuẩn Erwinia sp.-1 qua các thời điểm cho thấy các nghiệm thức Starner 20WP, Avalon 8WP, Stepguard 200TB và tác nhân phòng trừ sinh học B. amyloliquefaciens đều có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh với các mức độ khác nhau được thể hiện qua bán kính vùng vi khuẩn Erwinia sp.-1 bị ức chế. Tuy nhiên, trong đó Avalon 8WP cho hiệu quả cao nhất với bán kính vùng vi khuẩn bịức chế là 6,80 mm ở thời điểm 48 GSTN.

Một phần của tài liệu hiệu quả đối kháng với vi khuẩn erwinia sp gây bệnh thối gốc trên lúa của một số nông dược và vi khuẩn vùng rễ trong điều kiện in vitro (Trang 30 - 34)