nghiệm thức khác nhau
Khi chủng nấm Paecilomyces javanicus vào môi trường nuôi cấy, sau 2 ngày thấy tơ nấm bắt đầu xuất hiện. Mật số bào tử ở các nghiệm thức có sự thay đổi qua các thời điểm nuôi cấy.
Bảng 3.1 Mật số bào tử của nấm Paecilomyces javanicus trên nền cơ chất gạo được xử lý khác nhau
T=30±10C, RH= 60±2%
Nghiệm Thức
Số lượng bào tử nấm Pae (x 108 bào tử/g chế phẩm)
4NSKC 7NSKC 10NSKC 13NSKC 16NSKC 19NSKC A 0,40 b 0,87 b 1,47 b 1,75 b 2,19 a 1,76 a B 0,50 b 0,90 b 1,03 c 1,37 c 1,23 b 1,14 b C 0,94 a 1,90 a 2,36 a 3,18 a 2,42 a 1,90 a D 0,63 ab 1,44 a 1,65 b 2,10 b 1,92 a 1,79 a CV (%) 1,91 1,36 1,34 0,93 1,32 0,77 Mức ý nghĩa ** ** ** ** ** **
Số liệu thống kê đã được chuyển đổi sang log10
Ghi chú: trong cùng một cột, các trung bình có cùng mẫu tự theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa qua phép thử Ducan; **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.
Kết quả bảng 3.1 cho thấy tất cả các nghiệm thức bắt đầu xuất hiện bào tử từ giai đoạn 4 ngày sau khi chủng.
Tại thời điểm 4NSKC, mật số bào tử đã có sự khác biệt giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Cụ thể là nghiệm thức C có mật số bào tử cao nhất đạt 0,94 x 108 bào tử/g chế phẩm, không khác biệt ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức D (0,63 x 108 bào tử/g chế phẩm) mà khác biệt ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức A và B.
Tại thời điểm 7NSKC, nghiệm thức C vẫn cho mật số cao nhất đạt 1,90 x 108 bào tử/g chế phẩm, nhưng không khác biệt ý nghãi với nghiệm thức D. Hai nghiệm thức A và B thì không khác biệt ý nghĩa thống kê với nhau. So với các nghiệm thức A, B, D thì nghiệm thức C có mật số bào tử nhiều hơn lần lượt là 2,18 lần, 2,11 lần, 1,32 lần.
Thời điểm 10NSKC, nghiệm thức C có mật số bào tử nhiều hơn nghiệm thức B là 2,29 lần. Vào thời điểm này thì nghiệm thức C vẫn là nghiệm thức
18
có mật số bào tử cao nhất đạt 2,36 x 108 bào tử/g chế phẩm, khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với các nghiệm thức còn lại.
Thời điểm 13NSKC, nghiệm thức C vẫn duy trì mật số bào tử cao nhất và lúc này thì có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với ba nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức B có mật số bào tử thấp nhất chỉ đạt 1,37 x 108
bào tử/g chế phẩm.
Thời điểm 16NSKC, tại lúc này thì ba nghiệm thức B, C, D có xu hướng giảm mật số bào tử còn nghiệm thức A vẫn tăng mật số so với thời điểm 13NSKC. Tuy nhiêm mật số bào tử của nghiệm thức C vẫn cao nhất nhưng không khác biệt ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức A và D mà chỉ khác biệt với nghiêm thức B ở mức ý nghĩa 1%.
Thời điểm 19NSKC, mật số bào tử của ba nghiệm thức B, C, D vẫn tiếp tục giảm, và tại thời điểm này thì mật số bào tử của nghiệm thức A cũng đã bắt đầu suy giảm. Tuy nhiên nghiệm thức C vẫn giữ mật số bào tử nhiều nhất 1,90 x 108 bào tử/g chế phẩm nhưng không khác biệt ý nghĩa thống kê với nghiệm thức A và D, mà chỉ khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1% với nghiệm thức B.
Hình 3.1 Mật số bào tử nấm Paecilomyces javanicus giữa các nghiệm thức Tóm lại, qua các thí nghiệm khảo sát các thành phần cơ chất là gạo và bổ sung thêm CaCO3 (5%), dầu ăn, yeast extract (0,2%) cho thấy môi trường có thành phần gạo ngâm với nước có chứa 5% CaCO3 cho mật số bào tử cao nhất đạt 3,18 x 108 bào tử/g chế phẩm vào thời điểm 13 NSKC.
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4NSKC 7NSKC 10NSKC 13NSKC 16NSKC 19NSKC Mật số bào t ử (x 10^ 8/ g chế phẩm)
Thời điểm nuôi cấy
19