Xác định liều lượng của chế phẩm nấm tím Paecilomyces javanicus trừ

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng sinh bào tử của nấm paecilomyces javanicus trên nền cơ chất gạo và hiệu quả phòng trừ rệp sáp dysmicoccus neobrevipes gây hại huệ trắng trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới (Trang 33)

trừ rệp sáp Dysmicoccus neobrevipes gây hại củ huệ trắng trong điều kiện phòng thí nghiệm

Chế phẩm nấm tím xử lý ngâm củ trong 60 giây ở các liều lượng khác nhaucho hiệu quả phòng trừ rệp sáp gây hại củ huệ được ghi nhận từ 3 NSKP đến 14 NSKP ở điều kiện phòng thí nghiệm được trình bày ở Bảng 3.3 cho thấy: Tại thời điểm 3 NSKP, hiệu quả của chế phẩm nấm tím khi xử lý ở các liều lượng 2,0 – 3,5 kg cho hiệu quả phòng trừ rệp sáp gây hại trên củ huệ đạt từ 27,6 - 30,1% và không khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%

21

nhưng khác biệt hoàn toàn so với nghiệm thức phun chất loang trải bề mặt (6,5%) và thuốc hóa học (100%).

Đến thời điểm 7 NSKP, hiệu quả tăng dần do lúc này nấm đã tấn công vào cơ thể côn trùng và mọc ra sợi nấm, từ đó tiết ra các độc tố để phá hủy các hệ thống bên trong cơ thể làm cho rệp sáp chết. Theo các tác giả Leger et al. (1996) và Phạm Thị Thùy (2004) thì nấm có tác dụng đối với côn trùng từ 7 ngày sau xử lý. Ở thí nghiệm này, nấm Paecilomyces javanicus xử lý ở liều lượng 3,0 – 3,5 kg cho hiệu quả đạt trên 65% và không khác biệt thống kê với thuốc hóa học Suprathion 40 EC (100%) nhưng khác biệt hoàn toàn so với liều lượng nấm tím 2,0 kg (45,2) và chất loang trải bề mặt (7,5%).

Bảng 3.3 Độ hữu hiệu của chế phẩm nấm tím Paecilomyces javanicus đối với rệp sáp gây hại củ huệ ở điều kiện PTN NEDO Bộ môn BVTV – ĐHCT

T0C: 27±3; RH%: 81±5

NT Độ hữu hiệu (%) ở các ngày sau phun

3 7 11 14 Nấm tím (2,0 kg) 27,6b 45,2c 52,7c 60,2c Nấm tím (2,5 kg) 30,1b 48,2bc 60,8bc 70,4bc Nấm tím (3,0 kg) 29,3b 65,4ab 74,9b 82,5ab Nấm tím (3,5 kg) 30,1b 68,4ab 78,4ab 84,4ab Suprathion 40 EC 100a 100a 100a 100a Chất loang trải bề mặt 6,5c 7,5d 8,5d 9,0d Mức ý nghĩa ** ** ** ** CV(%) 19,4 6,2 7,1 6,4

* Ghi chú: Các giá trị trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay nhiều chữ cái giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1% qua phép thử Duncan; ** khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. Số liệu được chuyển đổi sang arcsin xkhi phân tích thống kê.

Qua 11 – 14 NSKP thì mật số nấm được tích tụ, lúc này côn trùng đã suy yếu nên hiệu quả được thể hiện rõ nét. Có trên 82% rệp sáp hại củ huệ bị chết khi xử lý nấm ở liều lượng 3,0 – 3,5 kg có kết hợp với chất loang trải bề mặt. Điều này có thể thấy được vai trò của chất loang trải bề mặt là rất quan trọng vì nó có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của một chất lỏng, giúp nấm dễ dàng đi vào cơ thể côn trùng một cách thuận lợi và phát huy tác dụng.

Tóm lại, từ kết quả ở Bảng 3.3 cho thấy, chế phẩm nấm tím khi xử lý ở các liều lượng khác nhau và có phối hợp với chất loang trải bề mặt cho hiệu quả cao để phòng trừ rệp sáp gây hại trên củ huệ, đặc biệt khi xử lý chế phẩm nấm tím ở liều lượng 3,0 – 3,5 kg cho hiệu quả tốt 82,5 – 84,4% vào thời điểm 14 NSKP. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với Trần Thị Tho (2013), đa số các chủng nấm tím đều cho hiệu lực cao trên 75% đối với rệp sáp giả tại thời điểm

22

11 ngày sau khi chủng nấm trong điều kiện phòng thí nghiệm. Theo kết quả nghiên cứu của Phan Trần Trọng Nghĩa (2011), phòng trừ rệp sáp gây hại trên cây khóm bằng chế phẩm nấm tím phun với nồng độ 1% đạt hiệu lực 47,5% trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Tỷ lệ rệp sáp nhiễm nấm trở lại được thể hiện ở Bảng 3.4 cho thấy, các nghiệm thức xử lý nấm tím ở các liều lượng 2,0 – 3,5 kg cho tỷ lệ mọc nấm trở lại từ 45,5 – 64,5%, các nghiệm thức sử dụng thuốc hóa học và chất loang trải bề mặt thì không có hiện tượng mọc nấm.

Bảng 3.4 Số rệp sáp chết và tỷ lệ nhiễm nấm Paecilomycesjavanicus trở lại

Nghiệm thức Tổng số rệp sáp chết sáp mọc nấm Tổng số rệp Tỷ lệ (%) rệp sáp nhiễm nấm trở lại Nấm tím (2,0 kg) 121 55 45,5 Nấm tím (2,5 kg) 141 74 52,5 Nấm tím (3,0 kg) 165 95 57,6 Nấm tím (3,5 kg) 169 109 64,5 Suprathion 40 EC 200 0 0,0 Chất loang trải bề mặt 19 0 0,0

3.3 Xác định liều lượng của chế phẩm nấm tím Paecilomyces javanicus

để trừ rệp sáp Dysmicoccus neobrevipes gây hại cây huệ trắng trong điều kiện nhà lưới

Hiệu lực của chế phẩm nấm Paecilomyces javanicus đối với rệp sáp ghi nhân từ 4NSKP đến 16NSKP được trình bày ở bảng 3.5 cho thấy:

Nhìn chung thì ở nghiệm thức xử lý thuốc hóa học Suprathion 40 EC có hiệu lực cao nhất, còn nghiệm thức xử lý với chất loang trãi bề mặt cho hiệu lực thấp nhất qua các thời điểm sau khi xử lý. Còn đối với các nghiệm thức xử lý chế phẩm nấm tím nhìn chung thì ở nghiệm thức D luôn cho hiệu lực trừ rệp sáp cao nhất qua các thời điểm ghi nhận kết quả.

23

Bảng 3.5 Độ hữu hiệu của chế phẩm nấm Paecilomyces javanicus đối với rệp sáp trong điều kiện nhà lưới, Bộ môn BVTV, Khoa NN & SHUD, Trường ĐHCT

T=27,5±20C, RH= 71±4%

Ghi chú: các giá trị trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay nhiều chữ cái giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1% qua phép thử DUCAN; **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

Tại thời điểm 3NSKP, độ hữu hiệu của các nghiệm thức xử lý chế phẩm nấm tím đạt từ 24,3% đến 30,1%. Trong đó nghiệm thức D có hiệu lực cao nhất (30,1%) tuy nhiên không khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với các nghiệm thức phun nấm tím còn lại. Nghiệm thức thuốc cho hiệu lực cao nhất (100%) và khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với các nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức xử lý với chất loang trải bề mặt thì cho hiệu lực thấp nhất (4,5%).

Tại thời điểm 7NSKP, hiệu lực trừ rệp sáp của các nghiệm thức xử lý chế phẩm nấm tăng lên 47,1 – 68,7%. Trong đó hai nghiệm thức C (65,5%) và D (68,7%) cho hiệu lực cao nhất và không khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1% với nghiệm thức xử lý thuốc hóa học. Nghiệm thức F là nghiệm thức cho hiệu lực thấp nhất (7,5%).

Tại thời điểm 11NSKP, hiệu lực của các nghiệm thức xử lý chế phẩm nấm tím tiếp tục tăng lên. Nghiệm thức D (72,7%) là nghiệm thức cho hiệu lực trừ rầy cao nhất, tuy nhiên không khác biệt ý nghĩa thống kê với nghiệm thức xử lý thuốc hóa học, nhưng khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với nghiệm thức A (53,0%) và nghiệm thức F (8,0%). Nghiệm thức F vẫn là nghiệm thức cho hiệu lực thấp nhất (8,0%).

Tại thời điểm 14NSKP, nghiệm thức xử lý với thuốc hóa học cho hiệu lực trừ rầy cao nhất và khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với tất cả các nghiệm thức còn lại. Hai nghiệm thức C (75,5%) và D (78,2%) là hai nghiệm

Nghiệm Thức Độ hữu hiệu (%)

3NSKP 7NSKP 11NSKP 14NSKP (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nấm tím (2,0 kg) 24,3b 47,1c 53,0c 57,0c Nấm tím (2,5 kg) 25,1b 50,8bc 61,3bc 68,4bc Nấm tím (3,0 kg) 27,6b 65,5abc 70,4b 75,5b Nấm tím (3,5 kg) 30,1b 68,7ab 72,7ab 78,2b Suprathion 40 EC 100,00a 100,00a 100,00a 100,00a Chất loang trải bề mặt 4,5c 7,5d 8,0d 8,0d CV (%) 21,2 12,6 9,3 8,4 Mức ý nghĩa ** ** ** **

24

thức cho hiệu lực trừ rệp sáp cao nhất trong các nghiệm thức xử lý nấm, tuy nhiên không khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức so với nghiệm thức B (68,4%). Nhưng khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với nghiệm thức A (57,0%) và F (8,4%). Và nghiệm thức F cho hiệu lực thấp nhất trong thời điểm này đạt 8,4%.

Tóm lại, kết quả từ bảng 3.5 cho thấy hiệu lực trừ rệp sáp của các nghiệm thức xử lý chế phẩm nấm thấp vào thời điểm 4NSKP (24,3 – 30,1%), nhưng đến thời điểm 7NSKP thì hiệu lực bắt đầu tăng lên đáng kể. Tất cả các nghiệm thức xử lý chê phẩm nấm điều đạt trên 45% và tăng dần theo thời gian thử nghiệm. Nguyên nhân có thể là do nấm cần thời gian để tấn công và xâm nhập vào ký chủ nên hiệu quả chỉ đạt cao sau 7 ngày. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hòa và ctv (2012) các dòng nấm Paecilomyces sp. có hiệu quả trừ rệp sáp cao từ 7 ngày sau khi chủng. Và theo Leger et al., (1996) nấm gây bệnh trên côn trùng thường có hiệu lực chậm nên tới thời điểm 7 ngày mới tỏ ra là có hiệu quả gây chết ký chủ.

Tỷ lệ mọc nấm trở lại của các nghiệm thức xử lý chế phẩm nấm được thể hiện ở Bảng 3.6 cho thấy các nghiệm thức phun chế phẩm nấm có tỷ lệ mọc nấm trở lại là ở mức trung bình từ 44,4% - 63,7%. Nghiệm thức D là nghiệm thức có tỷ lệ mọc nấm trở lại cao nhất đạt 63,7%, kế đó là nghiệm thức C (59,2%), B (50,7%) và thấp nhất là nghiệm thức A (44,4%). Bảng 3.6 Tổng số rệp sáp chết và tỷ lệ rệp sáp mọc nấm trở lại Nghiệm thức Tổng số rệp sáp chết Số rệp sáp mọc nấm nhiễm nấm trở lại Tỷ lệ (%) rệp sáp Nấm tím (2,0 kg) 115 51 44,4 Nấm tím (2,5 kg) 138 70 50,7 Nấm tím (3,0 kg) 152 90 59,2 Nấm tím (3,5 kg) 157 100 63,7 Suprathion 40 EC 200 0 0,0 Chất loang trải bề mặt 19 0 0,0

25

Hình 3.3 Chuẩn bị môi trường nuôi cấy nấm Paecilomyces javanicus

Hình 3.4 Môi trường gạo trước khi thanh trùng

Hình 3.5 Môi trường gạo sau khi thanh trùng

26

Hình 3.7 Nấm phát triển tại thời điểm 13NSKC

27

A: Nuôi rệp sáp trên củ huệ

B: Bố trí thí nghiệm trong phòng

C: Nuôi rệp sáp trên cây huệ

D: Bố trí thí nghiệm trong nhà lưới

E: Rệp sáp nhiễm nấm tím trở lại F: Rệp sáp bị nấm tím ký sinh D A B C F E

Hình 3.9 Bố trí thí nghiệm trừ rệp sáp Dysmicoccus neobrevipes

28

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận

Môi trường sản xuất chế phẩm nấm Paecilomyces javanicus có thành phần là gạo ngâm với nước có chứa 5% CaCO3 đạt mật số 3,18 x 108 bào tử/g chế phẩm vào thời điểm 13 NSKC, CFU/g chế phẩm là 1,31 x 108 bào tử/g và có tỷ lệ sống đạt 68,95%.

Chế phẩm nấm tím Paecilomyces javanicus cho hiệu lực phòng trừ rệp sáp Dysmicoccus neobrevipes gây hại trên củ huệ trong điều kiện phòng thí nghiệm ở liều lượng 3,5 kg/ha vào thời điểm 14 NSKP là cao nhất đạt 84,4% và có tỷ lệ rệp sáp mọc nấm trở lại là 64,5%.

Đánh giá hiệu lực của chế phẩm nấm Paecilomyces javanicus trừ rệp sáp Dysmicoccus neobrevipes hại huệ trắng trong điều kiện nhà lưới, kết quả cho thấy: nghiệm thức xử lý ở liều lượng 3,5 kg/ha cho hiệu lực trừ nấm cao nhất đạt 78,2% và có tỷ lệ rệp sáp mọc nấm trở lại cũng cao hơn so với các nghiệm thức xử lý nấm còn lại.

4.2. Đề nghị

Có thể ứng dụng phương pháp xử lí cơ chất của nghiệm thức C bao gồm gạo ngâm với nước có chứa 5% CaCO3 để sản xuất chế phẩm nấm

Paecilomyces javanicus và tiếp tục khảo sát khả năng sinh bào tử của nấm

Paecilomyces javanicus trên các loại môi trường chưa được thử nghiệm để có kết quả toàn diện hơn về sự thích hợp của nấm này trên các môi trường khác nhau.

Cần nghiêm cứu thêm về ảnh hưởng của thời gian tồn trữ lên hiệu lực của chế phẩm.

Tiếp tục đánh giá hiệu lực của chế phẩm nấm Paecilomyces javanicus (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

29

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Abbott, W. S., 1925. A methol for computting the effectiveness of an insecticide. J. Econ. Entomol, 18, 265-267.

Adane Kassa và cs., 2008. Whey For Mass production of Beauveria basiana

and Metarhizium aniopliae. Mycological research. Vol: 112, Isue 5. Pages 583-591, (Abstract).

Barlett M. C and Jaronski S.T, 1988. Mass production of entomogeous fungi for biological control of insects. Fungi in biological control systems, edited by M. N. Burge, pages 61-85.

Bùi Xuân Hùng, 2009. Nghiên cứu quy trình sản xuất chế phẩm nấm

Metahizium aniopliae Sorok. Trong điều kiện nông hộ tại Tỉnh Sóc Trăng. Luận văn tốt nghiệp đại học, KNN, ĐHCT.

Cabanillas H. E and A. J. Walker, 2008. Effects of temperature and culture media on vegetative growth of an entomopathogenic fungus Isaria sp. (Hypocreales: Clavicipitaceae) naturally affecting the whitefly,

Bemisia tabaci in Texas. Mycopathologa, volume 167, number 5, page 167 – 271.

CABI, 2002. Crop protection Compennium. Global module

Charn ley A. K. and R. J. Leger, 1991. The role of cuticle degarding enzyme in fungal pathogensis incinsects. In the fungal spore and disease in.

Đặng Phương Trâm, 2005. Giáo trình kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh. Khoa NN&SHUD, Trường ĐHCT.

Đặng Phương Trâm, 2005. Giáo trình kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh. Đào Mạnh Khuyến, 1996. Hoa và cây cảnh. Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc. Đào Thanh Vân và Đặng Thị Tố Nga, 2007. Giáo trình cây hoa. NXB Nông

Nghiệp Hà Nội.

De Hoog G. S., 1972. The genaral Beauveria, Isaria, Tritirachium, and

Acrodonium gen. nov. Centralbureau voor Schimmelcutures, Baarn.

Studies in Mycology 1: 1-41.

Đỗ Thị Hồng, 2007. Tạo sinh khối và thử nghiệm hiệu lực của một số loại nấm ký sinh côn trùng hại rau màu. Luận văn tốt nghiệp, KNN, ĐHCT. Đỗ Văn Quý và Mai Văn Trị, 2004. Nghiên cứu đặc điểm của rệp sáp trên cây dứa Cayenne và biện pháp phòng trừ hóa học. Kết quả nghiên cứu khoa học Rau – Quả 2002-2003, nhà xuất bản Nông Nghiệp – Tp.HCM, tr. 376- 382.

Dobie P., C. P. Haines, R. J. Hodeges and P. E. Prevett, 1984. Insect and Arachmids of tropical Stored their Biology and Identification. Tropical development and reseach Instittute, UK.

30

Dương Thị Phượng Liên, 2010. Giáo trình đánh giá cảm quan sản phẩm. Bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng. Trường Đại Học Cần Thơ.

Dwayne D. H. and G. K. George, 1993. Identification of molecular variants in mitochondrial DNAs of member of the genaral Beauveria, Verticilum, Paecilomyces, Tolypocladium and Metarhizium. Applied and Environmental Microbiology, 59 (12), pp. 4283-4288.

Evan H. C., 1998. Co-evolution of entomogenous fungi and their insect hosts. Coevolution of fungi with Plants and Animals. London, New York, pp: 149 – 171.

Faroop A. Shah và cs., 2008. Neem seed cake enhances thee efficacy of the insect pathogenic fungus Metahizium aniopliae for the control of black vine wevil, Otiorhynuchs sulcatus (Coleoptera: Curculionidae).

Biological Control, Vol: 44, Issue1, Pages 111-115.

Hà Thị Thanh Hải, 2011. Đặc điểm sinh học, sinh thái học nấm Isaria javanicus và đánh giá khả năng sử dụng trong phòng trừ sâu khoang, rệp muội và sâu xanh bướm trắng. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Nông học. Đại học vinh.

Hồ Nhật Minh, 2012. So sánh khả năng sinh bào tử của nấm xanh Metarhizium anisopliae trên nền cơ chất gạo và đánh giá hiệu lực năm chủng nấm xanh của Hungary và một chủng Việt Nam lên sùng khoai lang Cylas formicarius Fabricius trong điều kiện phòng thí nghiệm. Luận văn tốt nghiệp đại học. Trường ĐHCT.

Huang Zhen and Ren Shunxiang, 2008a. Paecilomyces javanicus and neem compounded pesticides. South China Agricultural University.

Huang Zhen and Ren Shunxiang, 2008b. Paecilomyces javanicus and acetamiprid compounded pesticides. South China Agricultural University. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Huang Zhen and Ren Shunxiang, 2008c. Paecilomyces javanicus and efficient cypermethrin compounded pesticides. South China Agricultural University.

Huỳnh Hữu Đức, 2010. Khảo sát khả năng sinh bào tử trong chế phẩm nấm xanh Metarhizium anisopliae Sorokin trên hai nền cơ chất gạo và tấm. Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường ĐHCT.

Issaly N và cs., 2005. Influence of nutrient, pH and dissolved oxygen on the production of Metarhizium flavoviride Mf189 blastospores submerged batch cultue. Process Biochemistry. Vol: 40, Iss 3-4, Pages 1425-1431. Kessing, M. L. J. and Mau, F. L. R. 2006. Dysmicoccus neobrevipes

(http://www.extento.hawaii.edu/kbase/crop/type/n- brevip.htm)

Kirby W. and W. Spence, 1826. An Introduction to Entomology. Longman. 669 pp.

31

Kunimi Y., 2005. Current status and propects on the use of insect pothogens á biocontrol agents. Tokyo University of Agriculture and technology. Leger R. J. St., Charnley and R. M. Cooper, 1986. Cuticl-degrading enzymes of

entomopathogenic fungi: Synthesis in culture on cuticle. Journal of Invertebrate Pathology. Volume 48, Issue 1, pp. 85-95.

Luangsa-ard J. J., N. L. Hywel-Jones, L. Manoch, R. A. Samson, 2005. On the

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng sinh bào tử của nấm paecilomyces javanicus trên nền cơ chất gạo và hiệu quả phòng trừ rệp sáp dysmicoccus neobrevipes gây hại huệ trắng trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới (Trang 33)